Vĩ mô

Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam cần 34 năm để hoàn vốn

Phúc Lam 13/11/2024 - 13:53

Sáng ngày 13/11, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng trình bày Tờ trình về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam đi qua 20 tỉnh, thành phố với chiều dài toàn tuyến khoảng 1.541km. Điểm bắt đầu tại TP Hà Nội (ga Ngọc Hồi) và kết thúc tại TP.HCM (ga Thủ Thiêm).

Chính phủ đề xuất xây dựng tuyến đường sắt đôi, khổ 1.435 mm, điện khí hóa, tốc độ thiết kế 350 km/h; vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu về an ninh, quốc phòng vận tải hàng hóa.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết, tổng nhu cầu sử dụng đất của dự án khoảng gần 11.000ha, số dân tái định cư khoảng gần 121.000 người. Tổng mức đầu tư của dự án khoảng hơn 67 tỷ USD, thực hiện theo hình thức đầu tư công.

Đường sắt cao tốc có giá vé được chia làm 3 mức rõ ràng. Cụ thể, chặng Hà Nội – TP.HCM giá dự kiến đối với vé hạng nhất là 7,34 triệu đồng; vé hạng hai là 3,05 triệu đồng và vé hạng ba là 1,83 triệu đồng.

Theo tính toán sơ bộ, trong 4 năm đầu khai thác, Nhà nước cần hỗ trợ một phần chi phí bảo trì kết cấu hạ tầng bằng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế, giống như hệ thống đường sắt quốc gia hiện nay. Dự kiến số năm hoàn vốn khoảng 34 năm.

Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam cần 34 năm để hoàn vốn
Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam là dự án quan trọng không chỉ đối với hạ tầng giao thông mà còn đối với toàn nền kinh tế. Khi tuyến đường sắt này đi vào hoạt động, thời gian di chuyển từ Hà Nội - TP.HCM chỉ mất khoảng 5 giờ 30 phút, Hà Nội - Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) mất 4,3 giờ,... tiết kiệm đáng kể thời gian cho người dân. Đặc biệt, tại một số chặng ngắn, tuyến đường sắt này còn nhanh hơn máy bay nếu tính cả thời gian chờ đợi.

Đường sắt cao tốc hứa hẹn sẽ mang lại những đột phá đáng kể trong vận tải hàng hóa. Nhờ khả năng vận chuyển nhanh, phương tiện này sẽ khiến cho quá trình sản xuất và chuỗi cung ứng được cải thiện, chi phí vận hành giảm, qua đó tăng cường sức cạnh tranh toàn cầu của các sản phẩm Việt Nam.

Cùng với đó, hệ thống đường sắt cao tốc còn sẽ trở thành cầu nối vững chắc, đưa Việt Nam tiến sâu vào làn sóng hội nhập và hợp tác khu vực. Tuyến đường sắt tốc độ cao với những tính năng ưu việt, hứa hẹn sẽ thúc đẩy các hoạt động thương mại, logistics giữa Việt Nam và các nước láng giềng như Campuchia, Lào, Trung Quốc.

Hơn thế nữa, mạng lưới đường sắt tốc độ cao sẽ thúc đẩy quá trình phát triển bền vững của Việt Nam. Việc sử dụng đường sắt tốc độ cao để di chuyển sẽ giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông, ôi nhiễm môi trường, giảm thiểu lượng khí thải carbon. Đặc biệt, lựa chọn sử dụng đường sắt tốc độ cao thay vì ô tô, xe máy còn giúp giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông trên đường bộ, đảm bảo an toàn cho người dân.

>>Loại gỗ cực quý hiếm ở Việt Nam bị cấm khai thác, 800 năm mới có thể thu hoạch, giá đắt ngang kim cương

Tỉnh có gần 41km thuộc tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc sẽ dôi dư hàng trăm cán bộ và hàng chục trụ sở sau sắp xếp

Tập đoàn Trung Quốc nghiên cứu tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam: Từng xây 20.000km đường sắt, 8.000km đường bộ cao tốc

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/duong-sat-toc-do-cao-bac-nam-can-34-nam-de-hoan-von-259822.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam cần 34 năm để hoàn vốn
    POWERED BY ONECMS & INTECH