Hình thành tuyến đường chiến lược kết nối Thủ đô với sân bay Gia Bình: Bất động sản hưởng lợi lớn
Tuyến đường kết nối Thủ đô với sân bay sẽ mở ra cú hích hạ tầng - bất động sản khu vực Đông Bắc với quy hoạch đồng bộ và tiềm năng sinh lời lớn.
Theo phương án được thống nhất giữa UBND TP. Hà Nội và UBND tỉnh Bắc Ninh, tuyến đường kết nối từ sân bay Gia Bình về Hà Nội, kéo dài tới cầu Kênh Vàng có tổng chiều dài khoảng 45,6km, mặt cắt ngang 120m. Đây là tuyến giao thông liên vùng quan trọng, góp phần giảm tải cho sân bay Nội Bài và phục vụ khai thác sân bay Gia Bình trong tương lai.
Theo phương án, tuyến đường bắt đầu từ điểm giao với địa phận Bắc Ninh, vượt sông Đuống, kết thúc tại nút giao cầu Tứ Liên - Vành đai 3 - cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên. UBND TP. Hà Nội đã đề nghị tỉnh Bắc Ninh thống nhất đưa đoạn 1,62km thuộc địa giới Từ Sơn vào dự án do Bắc Ninh thực hiện. Trong trường hợp tỉnh đồng thuận chuyển giao, Hà Nội sẽ tiếp quản đoạn tuyến này để đảm bảo đồng bộ và tiến độ toàn tuyến.

Với dự án này, phần tuyến qua Hà Nội dài khoảng 14km với 7km xây dựng mới, vượt sông Đuống, chạy dọc tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và kết nối với cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Thái Nguyên, Vành đai 3. Đoạn còn lại đi trùng cao tốc và dẫn về trung tâm Hà Nội tại cầu Tứ Liên.
Phía Bắc Ninh có khoảng 31,6 km, gồm 22,9 km từ sân bay Gia Bình đến ranh giới Hà Nội và 8,7 km nối tiếp tới cầu Kênh Vàng (Hải Phòng), dự kiến tổng vốn đầu tư khoảng 40.300 tỷ đồng.
Hai địa phương đã thống nhất phương án tuyến đường rộng 120m, kết nối các trục giao thông quan trọng của Thủ đô như Vành đai 3, Quốc lộ 5, đường Giang Biên - Vĩnh Tuy - Vành đai 2 và cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên. Đồng thời, nghiên cứu phát triển không gian đô thị dọc hai bên tuyến trong phạm vi 300-400m để tận dụng quỹ đất, phát triển hạ tầng đồng bộ, gia tăng giá trị bất động sản khu vực.
>> Diễn biến mới của dự án kết nối Thủ đô với sân bay quốc tế thứ 14 của Việt Nam đang xây dựng

Việc khởi công sân bay quốc tế Gia Bình cùng tuyến đường nối trực tiếp về trung tâm Hà Nội được kỳ vọng trở thành cú hích lớn, thúc đẩy thị trường bất động sản khu Đông Bắc. Nhiều nhà đầu tư đã đổ về các khu vực Gia Bình, Lương Tài (Bắc Ninh) và dọc trục Gia Lâm – Đông Anh – cầu Tứ Liên.
Một số dự án bất động sản đáng chú ý đã xuất hiện, như The Cosmopolitan tại đô thị Global Gate hưởng lợi nhờ vị trí chỉ cách sân bay Nội Bài 15 phút, Hồ Gươm 10 phút và sân bay Gia Bình 20 phút di chuyển.
Khi sân bay Gia Bình đi vào hoạt động, kết hợp với hạ tầng giao thông đồng bộ, dự án này được đánh giá sẽ thu hút nhu cầu nhà ở chất lượng cao từ lực lượng lao động tri thức và chuyên gia quốc tế, trở thành điểm sáng đầu tư của khu Đông Bắc Hà Nội.
Bên cạnh đó, những dự án bất động sản dọc trục kết nối và quanh cầu Tứ Liên, nơi tuyến đường đi qua cũng được hưởng lợi đáng kể, nhờ sự cộng hưởng của các công trình hạ tầng giao thông trọng điểm.
Cảng hàng không quốc tế Gia Bình (sân bay Gia Bình) xây dựng tại tỉnh Bắc Ninh được quy hoạch là sân bay dùng chung giữa hàng không dân dụng và phục vụ quốc phòng, an ninh. Đây cũng là sân bay quốc tế thứ 14 Việt Nam.
Tại hội nghị thường kỳ UBND tỉnh Bắc Ninh tháng 6, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, địa phương sẽ phối hợp với Bộ Công an, các cơ quan liên quan trình Bộ Chính trị thông qua chủ trương đầu tư sân bay Gia Bình với quy mô sân bay quốc tế tiêu chuẩn "5 sao", phấn đấu trong top 10 sân bay đẹp, hiện đại nhất thế giới.
Gần 40ha đất tại Bắc Ninh sắp bị thu hồi, nhường chỗ cho dự án giao thông trọng điểm 200.000 tỷ
Siêu vành đai 86.000 tỷ đạt dấu mốc quan trọng, Bắc Ninh nhận chỉ đạo 'nóng'