Nhịp sống

Kênh đào 110 tuổi dài 80km hạn hán nghiêm trọng, lưu lượng tàu di chuyển qua kênh sụt giảm đến 29%

Dương Uyển Nhi 21/10/2024 00:31

Được công nhận là một trong 7 kỳ quan kỹ thuật lớn nhất của thế giới hiện đại, kênh đào này đang phải “oằn mình” dưới hạn hán nghiêm trọng.

Cơ quan Quản lý Kênh đào Panama (PCA) báo cáo rằng trong 12 tháng qua, lưu lượng tàu qua kênh đã giảm 29% do tác động nghiêm trọng của hạn hán, một hệ quả của biến đổi khí hậu. Đồng thời, khối lượng hàng hóa cũng giảm 17%, chỉ còn 423 triệu tấn.

Kênh đào 110 tuổi dài 80km hạn hán nghiêm trọng, lưu lượng tàu di chuyển qua kênh sụt giảm đến 29% - ảnh 1
Kênh đào Panam đang bị hạn hán nghiêm trọng (Ảnh: Internet)


Không giống như Kênh đào Suez tại Ai Cập, Kênh đào Panama phụ thuộc vào nguồn nước ngọt từ hai hồ chứa chính. Trong năm qua, kênh đào này đã trải qua cuộc khủng hoảng nước nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ, do hạn hán kéo dài liên quan đến hiện tượng El Ninõ. Mỗi tàu qua kênh đào cần khoảng 200 triệu lít nước ngọt, khiến cho việc vận hành các âu tàu trở nên khó khăn hơn trong bối cảnh hạn hán kéo dài do ảnh hưởng của El Ninõ và biến đổi khí hậu.

Để đối phó với tình trạng này, PCA đã buộc phải giảm số lượng tàu qua kênh mỗi ngày từ 38 xuống còn 22. Vào tháng 7, PCA đã công bố kế hoạch đầu tư khoảng 1,6 tỷ USD để xây dựng một hồ chứa nước mới, nhằm cung cấp đủ nước ngọt cho người dân và đảm bảo hoạt động của tuyến đường thủy liên đại dương.

Kênh đào 110 tuổi dài 80km hạn hán nghiêm trọng, lưu lượng tàu di chuyển qua kênh sụt giảm đến 29% - ảnh 2
Số lượng tàu qua kênh mỗi ngày buộc phải giảm từ 38 xuống còn 22 (Ảnh: WIRED)


Một con đập được dự kiến xây dựng trên sông Río Indio, một con sông uốn khúc về phía tây nam của hồ Gatún, sẽ tạo ra một hồ chứa nước khác, có thể được sử dụng để bổ sung nước cho kênh đào trong các đợt hạn hán. Tuy nhiên, dự án này cũng sẽ khiến khoảng 2.000 người, chủ yếu là người nghèo, mất nhà cửa và buộc phải di dời, đồng thời có nguy cơ mất đi sinh kế.

Khánh thành vào năm 1914, kênh đào Panama là tuyến đường thủy nhân tạo dài 82km ở Panama, kết nối Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, đồng thời chia cắt Bắc và Nam Mỹ. Công trình này được xây dựng trong ba thập kỷ với sự đóng góp của rất nhiều công nhân. Năm 1994, Hiệp hội Kỹ sư Xây dựng Hoa Kỳ công nhận kênh đào Panama là một trong 7 kỳ công kỹ thuật lớn nhất của thế giới hiện đại. Kênh đào đóng góp to lớn cho nền kinh tế, giúp giảm đáng kể chi phí vận tải giữa hai đại dương. Trước đây, để vận chuyển hàng hóa từ New York đến San Francisco, các tàu phải vượt hơn 22.500km qua eo biển Drake và mũi Sừng ở cực Nam Nam Mỹ. Giờ đây, nhờ kênh đào Panama, khoảng cách này chỉ còn 9.500km.

Kênh đào đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa từ châu Á đến châu Mỹ, với khoảng 40% lượng container từ Đông Bắc Á đến Bờ Đông Mỹ đi qua đây. Việc sử dụng Kênh đào Panama cũng giúp rút ngắn thời gian di chuyển giữa Mỹ và châu Á.

PCA dự kiến hoạt động của kênh đào sẽ khôi phục vào năm 2025, với kỳ vọng doanh thu kỷ lục 5,62 tỷ USD, 13.900 tàu và 520 triệu tấn hàng hóa trong năm tới.

Tổng hợp

>> Ngay tháng sau, Việt Nam sẽ hoàn thành cây cầu hơn 260 tỷ đồng bắc qua kênh đào gần 150 năm tuổi, 'yết hầu' của đất Chín Rồng

'Huy động' 2.000m3 gỗ lim, xây dựng công trình chính điện bằng gỗ kỳ vĩ nhất Việt Nam

'Huy động' lượng gỗ khủng, xây siêu công trình gỗ cao nhất thế giới: Lõi bê tông được thay thế hoàn toàn, hạn chế thải carbon

Theo Thị trường tài chính
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/kien-thuc/kenh-dao-110-tuoi-dai-80km-han-han-nghiem-trong-luu-luong-tau-di-chuyen-qua-kenh-sut-giam-den-29-128613.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Kênh đào 110 tuổi dài 80km hạn hán nghiêm trọng, lưu lượng tàu di chuyển qua kênh sụt giảm đến 29%
    POWERED BY ONECMS & INTECH