Nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á công bố tăng trưởng GDP 2024: Cao hay thấp hơn Việt Nam?
GDP của Việt Nam năm 2024 ước tính tăng 7,09% so với năm 2023.
Trong quý 4/2024, GDP của Indonesia tăng 5,02%, không thay đổi nhiều so với mức tăng trưởng của quý 3/2024 (4,95%).
Theo số liệu của Cơ quan thống kê Indonesia, năm 2024, nền kinh tế đất nước này ghi nhận tăng trưởng GDP đạt 5,03%, gần tương đương với tốc độ tăng trưởng của năm 2023 (5,05%). Tuy nhiên, đây là mức tăng trưởng thấp nhất của Indonesia trong ba năm trở lại đây.
Theo các chuyên gia phân tích, một số yếu tố đã góp phần giúp nền kinh tế Indonesia đạt kết quả tăng trưởng 5,03% như ngân hàng Trung ương cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản từ tháng 9 và các ưu đãi của Chính phủ như cắt giảm thuế tài sản, tăng lương tối thiểu.
![]() |
Ảnh minh họa - Nguồn: Tạp chí Công Thương |
Còn tại Việt Nam, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam năm 2024 ước tính tăng 7,09% so với năm 2023. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,27%, đóng góp 5,37%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,24%, đóng góp 45,17%; khu vực dịch vụ tăng 7,38%, đóng góp 49,46%.
Quy mô GDP theo giá hiện hành năm 2024 ước đạt 11.511,9 nghìn tỷ đồng, tương đương 476,3 tỷ USD.
GDP bình quân đầu người năm 2024 theo giá hiện hành ước đạt 114 triệu đồng/người/năm, tương đương 4.700 USD, tăng 377 USD so với năm 2023. Năng suất lao động của toàn nền kinh tế năm 2024 theo giá hiện hành ước đạt 221,9 triệu đồng/lao động (tương đương 9.182 USD/lao động, tăng 726 USD so với năm 2023).
>>Nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á thành công gia nhập BRICS giúp liên minh nâng cao vị thế
Indonesia – nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á đang nổi lên với sự phát triển mạnh mẽ và nhiều triển vọng. Một báo cáo của World Bank đã chỉ ra thành tựu kinh tế của Indonesia phần lớn nhờ vào khuôn khổ chính sách kinh tế vĩ mô mạnh mẽ của Chính phủ, từ đó giúp thu hút đầu tư và tạo nguồn vốn dồi dào.
Tổng thống Joko Widodo cho biết, Indonesia có tiềm năng trở thành siêu cường kinh tế mới ở châu Á, đồng thời nhấn mạnh sự phát triển của hạ nguồn và số hóa sẽ là chìa khóa để thúc đẩy nền kinh tế quốc gia.
Bên cạnh đó, năm 2023, tại Hội nghị Quốc gia về Tài chính và Giám sát của Cơ quan giám sát phát triển (BPKP), Bộ trưởng Điều phối Hàng hải và Đầu tư Indonesia Luhut Binsar Pandjaitan chia sẻ: “Tôi đánh giá trong 5 năm tới, Indonesia có thể trở thành một thế lực kinh tế mới”.
Indonesia đặt mục tiêu đạt được tầm nhìn “Indonesia Vàng vào năm 2045”, đưa đất nước trở thành nền kinh tế phát triển với thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 30.000 USD/năm, GDP đạt 9.800 tỷ USD và 70% dân số thuộc nhóm trung lưu.
>>Việt Nam đứng số 1 Đông Nam Á về tốc độ tăng trưởng doanh số ô tô mới
Giao tăng trưởng cho địa phương: Lãnh đạo địa phương sẽ được chủ động, linh hoạt
HSBC: Việt Nam là quốc gia đối diện với rủi ro thuế quan cao nhất ASEAN