Trong tuần này, tâm điểm thị trường sẽ tập trung vào dữ liệu lạm phát tại Mỹ trong tháng 3, được công bố vào ngày 12/4.
Trong tuần trước, đồng USD dao động trong biên độ hẹp, trong đó xu hướng giảm trong những phiên đầu tuần và bật tăng nhẹ trở lại trong phiên cuối tuần.
Cụ thể, dữ liệu PMI được công bố cho thấy nền kinh tế Mỹ đang có những dấu hiệu giảm tốc. PMI tháng 3 của Mỹ ở lĩnh vực sản xuất và dịch vụ lần lượt ở mức 46,3 và 51,2 điểm, giảm so với 47,7 và 55,1 của tháng 2, và thấp hơn mức 47,5 và 54,3 theo dự báo.
Tuy nhiên, diễn biến trên thị trường lao động khá tích cực giúp đồng USD hồi phục.
Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ trong tháng 3 giảm xuống còn 3,5%, trái với dự báo đi ngang ở mức 3,6% và bảng lương phi nông nghiệp vượt dự báo, khi tạo ra 236 nghìn việc làm phi nông nghiệp mới trong tháng 3 (dự báo: 228 nghìn).
Sau khi các thông tin về thị trường lao động được công bố, công cụ dự báo của CME cho thấy có 71% khả năng Fed sẽ tăng lãi suất cơ sở 25 điểm cơ bản trong cuộc họp ngày 03/05, và chỉ có 29% khả năng giữ LS không đổi ở mức 5,0%.
Đồng DXY giảm 0,3% trong khi các đồng tiền chủ chốt khác đều tăng giá so với USD như GBP +0,66%, EUR +0,61%, JPY +0,53%.
Trong tuần này, tâm điểm thị trường sẽ tập trung vào dữ liệu lạm phát tại Mỹ trong tháng 3, được công bố vào ngày 12/4.
Trên thị trường trong nước, tỷ giá niêm yết tại các NHTM và tỷ giá tự do hạ nhiệt trong khi tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng đã tiệm cận về mức giá mua trên Sở GD NHNN và kích hoạt NHNN thực hiện nghiệp vụ mua ngoại tệ.
Trên thực tế, nguồn cung ngoại tệ khá tích cực trong thời gian qua, đến từ dòng vốn FDI giải ngân, thặng dư cán cân thương mại hay dòng tiền gián tiếp từ các thương vụ bán vốn hoặc giải ngân các khoản vay ngoại tệ.
Trong khi đó, trái ngược với giá vàng thế giới, giá vàng SJC trong nước tương đối ổn định – quanh mức 66-67 triệu/lượng và chênh lệch giá vàng trong nước – quốc tế đã thu hẹp lại chỉ còn vào khoảng 10 triệu đồng/lượng.
Ngành sản xuất Trung Quốc hồi phục: Thị trường hàng hóa toàn cầu biến động ra sao?
PMI Việt Nam tháng 11/2024: Tăng trưởng sản xuất chững lại nhưng triển vọng vẫn còn