Cơ hội đầu tư

Quốc hội ‘chốt’ thuốc được bán online, cơ hội nào cho cổ phiếu bán lẻ?

Đăng Long 13/12/2024 09:18

Với dư địa phát triển còn rộng mở, đặc biệt trong bối cảnh số hóa và thay đổi hành vi tiêu dùng, nhóm cổ phiếu này tiếp tục khẳng định vị thế là tâm điểm hút dòng tiền trên bàn đầu tư.

Thị trường dược phẩm đang chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng hai chữ số, mở ra tiềm năng phát triển vượt bậc. Sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng và nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao đang thúc đẩy ngành này trở thành điểm sáng trên thị trường.

Bên cạnh, với việc Luật Dược sửa đổi sớm có hiệu lực từ tháng 7/2025 đang hứa hẹn mảng dược sẽ là bệ phóng tăng trưởng doanh thu cho nhiều doanh nghiệp bán lẻ – chất xúc tác giúp cổ phiếu “bay cao”.

Nhiều mặt hàng thuốc được bán trực tuyến

Ngày 21/11/2024, Quốc hội chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược. Một trong những chính sách mới được Luật sửa đổi quy định là cho phép loại hình kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo phương thức thương mại điện tử trên sàn giao dịch thương mại điện tử và luật này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.

Cụ thể, việc bán lẻ thuốc online được giới hạn với thuốc không kê đơn (OTC) nhằm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Đặc biệt, trong các tình huống cách ly y tế do bệnh truyền nhiễm nhóm A, thuốc kê đơn (ETC) cũng có thể được phân phối trực tuyến để kịp thời đáp ứng nhu cầu điều trị.

Trong khi đó, theo Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, thị trường dược phẩm Việt Nam đạt khoảng 7 tỷ USD vào năm 2022 với mức tiêu thụ bình quân 70 USD/người, tăng gấp 10 lần so với năm 2000. Trong khi đó, theo Fitch Solutions, thị trường này sẽ đạt 7,7 tỷ USD vào năm 2023 và 16,1 tỷ USD vào năm 2026, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) khoảng 11% trong giai đoạn 2021–2026.

Sớm mở rộng sang mảng dược, cổ phiếu bán lẻ công nghệ kỳ vọng ‘bay cao’

Nhờ các yếu tố vĩ mô thuận lợi và lợi thế sớm trong việc sớm bước chân vào mảng thuốc, cổ phiếu các doanh nghiệp bán lẻ công nghệ hàng đang trở thành tâm điểm đầu tư cuối năm.

Digiworld (DGW) đang trở thành tâm điểm trong nhóm cổ phiếu bán lẻ ICT, nhờ những động lực mạnh mẽ từ thị trường vĩ mô và chính sách đột phá của Quốc hội. Không chỉ là doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành phân phối ICT, Digiworld còn ghi dấu ấn khi mở rộng sang lĩnh vực chăm sóc sức khỏe từ năm 2017, hợp tác với các thương hiệu hàng đầu như Nestlé Health Science, RegenFlex, Genacol, và Rapid For.

Danh mục sản phẩm Digiworld phân phối đa dạng từ OTC đến ETC, phục vụ toàn diện nhu cầu từ sức khỏe nam giới, trẻ em đến tim mạch, tiêu hóa, tinh thần, và xương khớp. Với mạng lưới hơn 16.000 điểm bán trên cả nước, Digiworld tận dụng tối đa sức mạnh đa kênh, từ sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo… đến hệ thống nhà thuốc truyền thống (GT) hiện đại (MT) như Long Châu, Pharmacity…

>> 95% người Việt chi nhiều hơn cho sức khỏe, doanh nghiệp ICT dần chiếm lĩnh mảng thuốc bán lẻ

Quốc hội ‘chốt’ thuốc được bán online, cơ hội nào cho cổ phiếu bán lẻ?
Digiworld là nhà phân phối hàng đầu cho hơn 30 thương hiệu

Đặc biệt, Digiworld là đối tác quan trọng của 16 thương hiệu chăm sóc sức khỏe, cung cấp sản phẩm đến hơn 270 nhà thuốc, 100 bệnh viện và 104 phòng khám trên toàn quốc. Để đảm bảo chất lượng, công ty hợp tác chặt chẽ với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa và thực hiện các quy trình kiểm nghiệm khắt khe, hướng đến mục tiêu chăm sóc sức khỏe toàn diện cho gia đình Việt.

Quốc hội ‘chốt’ thuốc được bán online, cơ hội nào cho cổ phiếu bán lẻ?
Các thương hiệu thuốc được Digiworld phân phối trên toàn quốc

Theo báo cáo từ BVSC, cổ phiếu DGW được khuyến nghị với giá mục tiêu 68.000 đồng/cp, tăng 37,5% so với giá tham chiếu ngày 12/12. Tại mức giá này, chỉ số P/E cuối năm 2024/2025 lần lượt đạt 23,5x và 21,1x, cao hơn đáng kể so với mức trung bình 5 năm. Đây là minh chứng rõ nét cho tiềm năng tăng trưởng vượt bậc của Digiworld trong bối cảnh mở rộng kinh doanh đầy triển vọng.

Trong khi Digiworld tập trung vào phân phối, FPT Retail (FRT) đang chiếm lĩnh thị phần dược phẩm thông qua chuỗi nhà thuốc Long Châu. Với hơn 1.000 nhà thuốc trên toàn quốc và kế hoạch mở thêm 400 cửa hàng vào năm 2024, Long Châu không chỉ cung cấp dược phẩm mà còn mở rộng sang các sản phẩm chăm sóc sức khỏe thiết yếu.

Nhờ hệ thống công nghệ hiện đại, Long Châu tối ưu hóa quản lý tồn kho và rút ngắn thời gian đạt điểm hòa vốn. Đây chính là lợi thế lớn giúp chuỗi này được các hãng dược ưu tiên phân phối thuốc hiếm và mới nhất.

Chứng khoán KB (KBSV) đặt khuyến nghị MUA cho cổ phiếu FRT với giá mục tiêu 214.700 đồng/cp, tăng 19% so với giá tham chiếu ngày 12/12.

Khác với Long Châu, chuỗi nhà thuốc An Khang của Thế giới Di động (MWG) lại đang trải qua giai đoạn tái cấu trúc. Từ 527 cửa hàng vào cuối năm 2023, đến nay An Khang chỉ còn 326 điểm bán. Dù gặp khó khăn trong mảng dược phẩm, Thế giới Di động vẫn giữ được sức mạnh qua chuỗi siêu thị Bách Hóa Xanh, tập trung vào các sản phẩm FMCG và thực phẩm tươi sống. Với hơn 1.700 siêu thị trên toàn quốc, Thế giới Di động không chỉ cung cấp sự tiện lợi mà còn thu hút khách hàng nhờ danh mục sản phẩm đa dạng và giá cả cạnh tranh.

Chứng khoán KB (KBSV) cũng đặt khuyến nghị MUA cho cổ phiếu MWG với giá mục tiêu 81.000 đồng/cp, tăng 35% so với giá tham chiếu ngày 12/12.

>> Quy mô thị trường bán lẻ dự báo đạt xấp xỉ 500 tỷ USD, đâu là tứ trụ cổ phiếu tiêu dùng năm 2025?

Bộ đôi chiến lược giúp Digiworld xuất sắc lọt Top 10 doanh nghiệp quản trị công ty tốt nhất năm 2024

Từ triết lý 'không' trong vận hành, trụ sở Digiworld chiến thắng thuyết phục tại OPAL 2024

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/quoc-hoi-chot-thuoc-duoc-ban-online-co-hoi-nao-cho-co-phieu-ban-le-265565.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Quốc hội ‘chốt’ thuốc được bán online, cơ hội nào cho cổ phiếu bán lẻ?
    POWERED BY ONECMS & INTECH