Thị trường

Sau cơn 'sốt đất' vùng ven Hà Nội: Giá đất nền tăng nhiệt, giao dịch trầm lắng

Thanh Sơn 20/09/2024 08:29

Giao dịch đất nền vùng ven Hà Nội ghi nhận có sự tăng nhiệt nhưng không sôi động sau cơn "sốt đất" thời gian vừa qua, nhiều nhà đầu tư vẫn giữ tâm lý thận trọng.

Tăng trưởng nhẹ về giá sau cơn "sốt đất"

Thị trường đất nền vùng ven Hà Nội đang chứng kiến sự tăng trưởng nhẹ về giá, với mức tăng từ 3-10% so với thời điểm trước đó.

Theo số liệu thống kê từ Batdongsan.com.vn, tại huyện Phúc Thọ, giá rao bán các lô đất đã tăng từ 3-5%, trong khi ở huyện Thanh Oai, mức tăng dao động từ 5-7%.

Dù giá có sự điều chỉnh, nhưng không quá bứt phá so với các năm trước, cho thấy thị trường vẫn chưa hoàn toàn sôi động.

Đất nền vùng ven Hà Nội có sự tăng trưởng nhẹ về giá sau cơn

Đất nền vùng ven Hà Nội có sự tăng trưởng nhẹ về giá sau cơn "sốt đất" vừa qua. Ảnh: Internet

Tại Thanh Oai, giá đất sau các phiên đấu giá cũng có xu hướng tăng nhẹ, từ 5-7%, nhưng giao dịch thực tế vẫn khá hạn chế. Nhiều nhà đầu tư tiếp tục duy trì tâm lý thận trọng, quan sát diễn biến thị trường. Các lô đất trước đó được rao bán với mức giá 25-30 triệu đồng/m2 nay đã tăng lên 26-32 triệu đồng/m2.

Đối với đất phân lô, giá cũng đã tăng từ 35-40 triệu đồng/m2 lên mức 37-45 triệu đồng/m2.

Theo anh Quốc Việt - một môi giới tại Thanh Oai, chỉ những lô đất có vị trí đẹp mới thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư, trong khi phần lớn các sản phẩm đất nền khác vẫn chưa có nhiều giao dịch đáng kể.

>> Lượng lớn dòng tiền đang 'đổ dồn' để gom đất trước thông tin sắp đánh thuế BĐS

Trước đó, trong phiên đấu giá 68 lô đất tại khu Ngõ Ba, thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai, Hà Nội, giá trúng đấu giá cao nhất lên tới 100,5 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, đã có tới 55/68 lô bị bỏ cọc do giá trúng vượt quá khả năng tài chính của nhiều nhà đầu tư. Những lô đất có giá trúng từ 80 triệu đồng/m2 trở lên đều bị bỏ cọc, chỉ có 13 lô đất có giá trúng từ 51,6-55 triệu đồng/m2 là được nộp đủ tiền.

Tại huyện Phúc Thọ, trong phiên đấu giá ngày 16/9, giá trúng cao nhất lên tới 75 triệu đồng/m2, gấp hơn 3 lần so với giá khởi điểm. Trước đó, giá trúng tại các phiên đấu giá cũng liên tục tăng từ 60 triệu đồng/m2 đến 69,8 triệu đồng/m2.

Tuy nhiên, thị trường tại huyện Phúc Thọ không có nhiều biến động sau các phiên đấu giá. Giá đất tại xã Trạch Mỹ Lộc tăng nhẹ từ 8-27 triệu đồng/m2 lên 10-28 triệu đồng/m2, các lô đất mặt đường lớn có giá trên 15 triệu đồng/m2. Tại các xã khác như Xuân Đình, Phúc Hòa, Tích Giang với mức giá phổ biến từ 12-16 triệu đồng/m2.

Hụt nguồn cung, nhà đầu tư thận trọng

Thực tế hiện nay cho thấy, thị trường đất nền đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung, đặc biệt sau khi Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 cấm phân lô bán nền tại 105 thành phố và thị xã; điều này buộc các doanh nghiệp phải xây dựng nhà trên đất để bán, trong khi nhu cầu mua đất nền, cả để ở và đầu tư, vẫn tăng cao.

Theo các chuyên gia của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, giao dịch đất nền vùng ven có dấu hiệu tăng nhiệt nhưng không quá sôi động.

Lượng nhu cầu chuyển hóa thành cầu tăng trưởng, nhưng nhà đầu tư vẫn thận trọng. Tại một số khu vực, hiện tượng giao dịch tăng trưởng cục bộ xảy ra, nhưng sau đó thị trường lại đi ngang. Giá đất vùng ven Hà Nội cũng ghi nhận mức tăng từ 10-20% so với đầu năm.

Thị trường đất nền hiện đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung. Ảnh: Internet

Thị trường đất nền hiện đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung. Ảnh: Internet

Các phiên đấu giá đất tại các khu vực như Thanh Oai, Hoài Đức và Phúc Thọ đã tạo nên cơn sốt đất, với giá trúng cao hơn nhiều lần so với giá khởi điểm.

Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo việc đẩy giá đấu giá lên quá cao có thể là kết quả của các chiêu trò đầu cơ, khiến giá trị thực của đất không phản ánh đúng nhu cầu thị trường. Một số cá nhân lợi dụng việc đặt cọc đấu giá để thổi giá các khu đất liên quan, tạo nên cơn sốt đất ảo.

Trong một số trường hợp, nhà đầu tư chấp nhận rủi ro thanh toán theo mức giá trúng đấu cao nhằm hợp thức hóa giá trị đất, từ đó kích giá đất ở các huyện vùng ven và đẩy giá đất lên cao, gây nên hiện tượng sốt đất ảo.

>> Lộ diện cực tăng trưởng dẫn đầu Thủ đô: 'Hoa tiêu' của thị trường BĐS miền Bắc dài hạn

Tỉnh sẽ trở thành TP trực thuộc Trung ương mới của miền Trung sắp đón 7,2 triệu USD từ ‘ông lớn’ Hàn Quốc

Đường vành đai 67.000 tỷ đồng đi qua tỉnh giàu nhất miền Tây có động thái mới

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/sau-con-sot-dat-vung-ven-ha-noi-gia-dat-nen-tang-nhiet-giao-dich-tram-lang-d133610.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Sau cơn 'sốt đất' vùng ven Hà Nội: Giá đất nền tăng nhiệt, giao dịch trầm lắng
    POWERED BY ONECMS & INTECH