Vĩ mô

Chậm triển khai 16 năm, dự án đường sắt đô thị của Hà Nội đề xuất tăng vốn 16.000 tỷ đồng

Phúc Lam 01/11/2024 - 20:38

Dự án đường sắt đô thị metro số 2, đoạn Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo có chiều dài 11,5km với 7 ga ngầm và 3 ga trên cao.

Mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH – ĐT) vừa có văn bản xin ý kiến các bộ: Tài chính, Giao thông vận tải, Xây dựng, Tư pháp và Ngân hàng Nhà nước về hồ sơ điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đường sắt đô thị TP Hà Nội, tuyến số 2, Đoạn Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo.

Trước đó, để có cơ sở triển khai các thủ tục đầu tư tiếp theo, UBND TP Hà Nội đã đề nghị Bộ KH – ĐT tổng hợp báo cáo Thủ tướng về hồ sơ điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 2, Đoạn Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo.

Theo báo cáo của UBND TP Hà Nội, dự kiến dự án sẽ đầu tư xây dựng theo hình thức vay vốn ưu đãi STEP từ chính phủ Nhật Bản. Trong đó, điều kiện của vốn vay STEP là nhà thầu chính của dự án là công ty Nhật Bản hoặc liên doanh giữa công ty Nhật Bản và công ty Việt Nam.

Tổng mức đầu tư của dự án sẽ được điều chỉnh lên 35.588 tỷ đồng thay vì 19.555 tỷ đồng như trước đây.

Chậm triển khai 16 năm, dự án đường sắt đô thị của Hà Nội đề xuất tăng vốn 16.000 tỷ đồng
Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

Dự án đường sắt đô thị metro số 2, đoạn Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo có chiều dài 11,5km. Trong đó, đoạn đi ngầm dài 8,9km và đoạn trên cao dài 2,6km và có một khi Depot. Toàn tuyến có 10 ga với 7 ga ngầm và 3 ga trên cao. Công trình được cung cấp và lắp đặt hệ thống thiết bị phục vụ như đầu máy toa xe, hệ thống cơ điện, thông tin, tín hiệu, kiểm soát, bán vé tự động.

Tuyến bắt đầu từ Nam Thăng Long (khu đô thị Nam Thăng Long – Ciputra) theo đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài - Hoàng Quốc Việt - Hoàng Hoa Thám - Thụy Khuê - Phan Đình Phùng - Hàng Giấy - Hàng Đường - Hàng Ngang - Hàng Đào - Đinh Tiên Hoàng - Hàng Bài và kết thúc tại điểm cuối giao với phố Trần Hưng Đạo.

Dự án này đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi vào tháng 11/2008. Theo dự kiến ban đầu, tuyến đường sắt đô thị này sẽ được triển khai thi công từ năm 2009 và hoàn thành vào năm 2015. Tuy nhiên, đến nay, dự án vẫn đang chậm trễ.

Khi đi vào hoạt động, tuyến metro này được kỳ vọng sẽ trở thành phương tiện giao thông công cộng giúp giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông, giảm ô nhiễm môi trường, đồng thời là động lực cho mạng lưới giao thông công cộng của thành phố.

Đặc biệt, khi hoàn thành, dự án này sẽ giúp người dân di chuyển thuận lợi hơn khi tuyến metro này giúp kết nối sân bay, vùng ngoại ô, các khi đô thị mới của Hà Nội đến các khu trung tâm phố cổ. Ngoài ra, metro số 2 đoạn Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo còn đóng vai trò là tuyên vòng trong giúp trung chuyển hành khách và liên kết hiệu quả với các tuyến metro khác.

>>Tỉnh được đặt tới 2 nhà ga đường sắt tốc độ cao Bắc Nam sẽ dôi dư hàng loạt trụ sở, hàng trăm cán bộ sau sáp nhập

Những lưu ý khi triển khai thực hiện siêu dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam hơn 67 tỷ USD

Tỉnh được đặt tới 2 nhà ga đường sắt tốc độ cao Bắc Nam sẽ dôi dư hàng loạt trụ sở, hàng trăm cán bộ sau sáp nhập

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/cham-trien-khai-16-nam-du-an-duong-sat-do-thi-cua-ha-noi-de-xuat-tang-von-16000-ty-dong-256980.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Chậm triển khai 16 năm, dự án đường sắt đô thị của Hà Nội đề xuất tăng vốn 16.000 tỷ đồng
    POWERED BY ONECMS & INTECH