Thế giới

Chứng khoán châu Á trái chiều sau khi Trung Quốc và Nhật Bản công bố loạt dữ liệu quan trọng

Bạch Linh 01/07/2024 - 09:52

Thị trường châu Á-Thái Bình Dương bắt đầu nửa cuối năm với diễn biến trái chiều khi các nhà đầu tư đánh giá dữ liệu về hoạt động kinh doanh tháng 6 của Trung Quốc cũng như chỉ số niềm tin kinh doanh của Nhật Bản.

Trung Quốc đã công bố số liệu PMI chính thức vào cuối tuần, với PMI sản xuất ở mức 49,5, không thay đổi so với tháng 5 và đánh dấu tháng thứ hai liên tiếp trong vùng suy giảm. Tuy nhiên, chỉ số PMI do S&P Caixin khảo sát đã tăng lên 51,8 vào tháng 6 so với 51,7 vào tháng 5, cho thấy có sự cải thiện.

Nhật Bản, thông qua cuộc khảo sát Tankan của Ngân hàng Trung ương nước này, niềm tin của các nhà sản xuất lớn vào điều kiện kinh doanh của Nhật Bản đã cải thiện trong quý II - tăng 13 điểm từ mức tăng 11 điểm trong quý I. Các nhà kinh tế được Reuters thăm dò dự đoán chỉ số này ​​chỉ ở mức tăng 12 điểm.

Chỉ số niềm tin của các doanh nghiệp phi sản xuất lớn đứng ở mức thêm 33 điểm, phù hợp với dự báo của thị trường và giảm so với mức 34 điểm của quý trước. Đây cũng là lần đầu tiên trong bốn năm qua, lòng tin của các doanh nghiệp phi sản xuất ảm đảm hơn.

Theo diễn biến mới nhất, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản đã tăng 0,34% và lên mức cao nhất trong 3 tháng còn Topix tăng 0,49%.

Tại Hàn Quốc, Kospi đi ngang nhưng Kosdaq tăng 0,76%. Quốc gia này chứng kiến ​​hoạt động nhà máy của mình mở rộng với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 2/2022, với chỉ số PMI sản xuất tháng 6 tăng từ 51,6 lên 52,0.

Chỉ số CSI 300 của Trung Quốc đại lục giảm nhẹ và chỉ số S&P/ASX 200 của Australia giảm 0,23%. Thị trường Hồng Kông (Trung Quốc) đóng cửa vào thứ 2 do ngày lễ.

Chứng khoán châu Á trái chiều sau khi Trung Quốc và Nhật Bản công bố loạt dữ liệu quan trọng
Các chỉ số chứng khoán châu Á

Theo một chuyên gia trong ngành, chỉ sau một đêm ở Mỹ, cả ba chỉ số chính đều giảm khi các nhà giao dịch nhìn vào dữ liệu lạm phát mới nhất.

Lạm phát trong tháng 5 đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn ba năm, với chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân lõi (PCE lõi) chỉ tăng 0,1% trong tháng trước và thêm 2,6% so với năm trước - phù hợp với ước tính của Dow Jones.

Chỉ số PCE lõi, loại bỏ giá thực phẩm và năng lượng, là thước đo lạm phát ưa thích của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). PCE tổng thể, bao gồm cả thực phẩm và năng lượng đi ngang trong tháng và tăng 2,6% so với năm trước - cũng phù hợp với kỳ vọng.

David Donabedian, Giám đốc đầu tư của CIBC Private Wealth US cho biết: “Từ góc độ thị trường, báo cáo PCE thứ 6 tuần trước gần như hoàn hảo. Đây rõ ràng là một báo cáo tích cực”.

S&P 500 đã giảm 0,41%, trong khi Nasdaq Composite giảm 0,71%. Hai chỉ số này đạt mức cao kỷ lục mới trong ngày vào đầu phiên trước khi quay đầu giảm điểm. Còn chỉ số Dow Jones đã giảm 0,12%.

>> Tiếng nổ vang lên trên bầu trời Iran, chứng khoán châu Á lập tức đỏ lửa, Nikkei 225 lao dốc hơn 1.200 điểm

Nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á sẽ đánh thuế 100-200% đối với nhiều mặt hàng nhập khẩu

Chấn động: Nhật Bản ghi nhận thêm 76 trường hợp tử vong liên quan đến thực phẩm chức năng Kobayashi

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/chung-khoan-chau-a-trai-chieu-sau-khi-trung-quoc-va-nhat-ban-cong-bo-loat-du-lieu-quan-trong-240623.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Chứng khoán châu Á trái chiều sau khi Trung Quốc và Nhật Bản công bố loạt dữ liệu quan trọng
    POWERED BY ONECMS & INTECH