Đề xuất sử dụng ngân sách Trung ương cho các tuyến cao tốc tại tỉnh Thái Nguyên, Bộ Xây dựng nói gì?
Một số dự án tiêu biểu được đề xuất gồm tuyến đường kết nối Thái Nguyên với Tuyên Quang; mở rộng tuyến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên từ 4 lên 6 làn xe; tuyến đường kết nối Thái Nguyên - Lạng Sơn (thay thế Quốc lộ 1B).
Theo Báo Lao Động, cử tri tỉnh Thái Nguyên mới đây đã đề nghị tiếp tục bố trí nguồn vốn ngân sách Trung ương để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng liên kết vùng, tạo động lực đưa Thái Nguyên trở thành cực tăng trưởng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Một số dự án tiêu biểu được đề xuất gồm tuyến đường kết nối Thái Nguyên với Tuyên Quang; mở rộng tuyến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên từ 4 lên 6 làn xe; tuyến đường kết nối Thái Nguyên - Lạng Sơn (thay thế Quốc lộ 1B).

Về vấn đề này, Bộ Xây dựng cho biết, theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, trên địa bàn Thái Nguyên hiện có hai tuyến cao tốc với tổng chiều dài khoảng 86km.
Cụ thể, tuyến Hà Nội - Thái Nguyên - Chợ Mới (CT.07) dài 57 km, quy hoạch 4-6 làn xe đã đưa vào khai thác.
Tuyến Vành đai 5 vùng Thủ đô Hà Nội dài khoảng 29km, quy hoạch 6 làn xe, đang được UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức thi công. Quy hoạch hệ thống này cơ bản đáp ứng nhu cầu vận tải đến năm 2030 và tầm nhìn 2050.
Đối với đề xuất mở rộng cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, ngày 5/6/2025, Bộ Xây dựng đã báo cáo Thủ tướng phương án đầu tư hoàn chỉnh tuyến này theo hình thức đối tác công - tư (PPP).
Hiện Bộ đang phối hợp với UBND tỉnh Thái Nguyên và các địa phương liên quan để xác định phương án đầu tư và lựa chọn cơ quan có thẩm quyền thực hiện, làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo.
Về quy hoạch tuyến cao tốc Thái Nguyên - Lạng Sơn thay thế Quốc lộ 1B, Bộ Xây dựng đề nghị UBND tỉnh Thái Nguyên phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn nghiên cứu, bổ sung tuyến này vào quy hoạch tỉnh và huy động các nguồn vốn hợp pháp để triển khai.
Bộ Xây dựng cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong quá trình thực hiện.
Việc sáp nhập giúp phát huy thế mạnh về công nghiệp, giáo dục và y tế của Thái Nguyên, đồng thời kết hợp với tiềm năng rừng, khoáng sản và du lịch của Bắc Kạn. Qua đó hình thành chuỗi giá trị liên hoàn, nâng cao năng lực cạnh tranh và tinh gọn bộ máy hành chính.
>> Tập đoàn Sơn Hải dứt khoát bác bỏ cáo buộc làm ảnh hưởng người dân khi thi công cao tốc 5.500 tỷ