Hàng hóa - Tiêu dùng

Hai món ăn nhiều gia đình thường mua cho trẻ nhỏ hàng ngày: Chứa đầy vi nhựa có khả năng gây đột quỵ

Ái Hân 10/02/2025 - 22:19

Vi nhựa đang len lỏi vào thực phẩm hàng ngày, đặc biệt là hai món ăn quen thuộc mà trẻ nhỏ yêu thích và nhiều gia đình Việt ưa chuộng.

Trong cuộc sống hiện đại, vi nhựa đã trở thành một vấn đề nan giải khi len lỏi vào môi trường, thực phẩm và cả cơ thể con người. Nếu không cẩn trọng trong việc lựa chọn thực phẩm, chúng ta có thể vô tình đưa hàng nghìn hạt vi nhựa vào cơ thể mỗi ngày mà không hề hay biết.

Hai món ăn nhiều gia đình thường mua cho trẻ nhỏ hàng ngày: Chứa đầy vi nhựa có khả năng gây đột quỵ
Vi nhựa đã trở thành một vấn đề nan giải khi len lỏi vào môi trường, thực phẩm và cả cơ thể con người. Ảnh minh hoạ

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Environmental Research đã phân tích hơn 10 loại thực phẩm giàu protein thường được tiêu thụ, bao gồm thịt bò, thịt gà, tôm, thịt lợn, hải sản, đậu phụ và các sản phẩm thay thế thịt có nguồn gốc thực vật.

Hai món ăn nhiều gia đình thường mua cho trẻ nhỏ hàng ngày: Chứa đầy vi nhựa có khả năng gây đột quỵ
Tôm tẩm bột là thực phẩm chứa nhiều vi nhựa nhất. Ảnh minh hoạ

>>Sắp có thêm một ứng dụng gọi xe đối đầu Grab, Be và Xanh SM trong cuộc chiến giành thị phần tại Việt Nam: Liệu 'ông lớn' châu Âu có làm nên chuyện?

Kết quả cho thấy, tôm tẩm bột là thực phẩm chứa nhiều vi nhựa nhất, với trung bình hơn 300 mảnh vi nhựa trong mỗi khẩu phần ăn. Xếp thứ hai là gà viên, với lượng vi nhựa lên tới gần 100 mảnh mỗi khẩu phần.

Hai món ăn nhiều gia đình thường mua cho trẻ nhỏ hàng ngày: Chứa đầy vi nhựa có khả năng gây đột quỵ
Gà viên, với lượng vi nhựa lên tới gần 100 mảnh mỗi khẩu phần. Ảnh minh hoạ

Điều đáng lo ngại là đây đều là những món ăn được trẻ nhỏ yêu thích và thường xuyên xuất hiện trong bữa cơm của nhiều gia đình Việt Nam. Không chỉ phổ biến ở Việt Nam, hai món này cũng rất được ưa chuộng tại Mỹ và nhiều quốc gia khác.

Dựa trên dữ liệu tiêu dùng và kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học ước tính rằng một người trưởng thành tại Mỹ có thể hấp thụ từ 11.000 - 29.000 hạt vi nhựa mỗi năm. Với những người tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn ở mức cao, con số này thậm chí có thể lên đến 3,8 triệu hạt mỗi năm.

Các nghiên cứu trước đây đã xác nhận sự hiện diện của vi nhựa trong nhiều bộ phận cơ thể con người, bao gồm phổi, mô nhau thai, sữa mẹ, máu và thậm chí là não bộ.

Một nghiên cứu gần đây phát hiện rằng lượng vi nhựa tích tụ trong não người đang gia tăng nhanh chóng, với nguyên nhân chủ yếu đến từ thói quen tiêu thụ nước đóng chai. Khi so sánh giữa những người tử vong năm 2024 và năm 2016, các nhà khoa học nhận thấy lượng vi nhựa trong não đã tăng 50% chỉ sau 8 năm.

Điều đáng lo ngại hơn, những người mắc chứng mất trí có lượng vi nhựa trong não cao hơn so với người bình thường. Theo các nhà khoa học tại Đại học New Mexico, điều này có thể liên quan đến sự gia tăng ô nhiễm vi nhựa trong môi trường toàn cầu.

Để thâm nhập vào não bộ, vi nhựa phải vượt qua hàng rào máu não, một lớp tế bào bảo vệ giúp ngăn chặn các chất độc hại xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương. Tuy nhiên, loại nhựa phổ biến nhất được tìm thấy trong não là polyethylene, vật liệu được sử dụng rộng rãi để sản xuất túi nilon và chai nhựa dùng một lần. Khi các sản phẩm này bị vứt bỏ và phân hủy, chúng tạo ra các hạt vi nhựa nhỏ, dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua đường ăn uống và hô hấp.

Không chỉ ảnh hưởng đến não bộ, vi nhựa còn gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với hệ tim mạch. Một nghiên cứu vào tháng 3 năm 2024 phát hiện rằng những người có vi nhựa hoặc nano nhựa trong động mạch cổ có nguy cơ bị đột quỵ, đau tim hoặc tử vong cao gấp đôi trong vòng ba năm so với những người không có vi nhựa trong cơ thể.

Các chuyên gia cảnh báo rằng vi nhựa không chỉ đơn thuần là một loại ô nhiễm môi trường mà còn là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe con người. Những hạt nhựa này có thể xâm nhập vào các tế bào và mô trong các cơ quan quan trọng, gây rối loạn hoạt động của tế bào. Không chỉ vậy, vi nhựa còn mang theo các hóa chất độc hại như bisphenol, phthalate, chất chống cháy, PFAS, kim loại nặng, có thể gây rối loạn nội tiết và ảnh hưởng đến nhiều chức năng quan trọng của cơ thể.

Hạt vi nhựa không chỉ tồn tại trong nước đóng chai mà còn xuất hiện trong nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn. Để giảm thiểu nguy cơ hấp thụ vi nhựa vào cơ thể, chúng ta nên hạn chế tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn, đặc biệt là tôm tẩm bột và gà viên. Thay vào đó, việc ưu tiên sử dụng thực phẩm tươi sống, có nguồn gốc rõ ràng sẽ giúp giảm thiểu đáng kể nguy cơ tiếp xúc với vi nhựa.

Ngoài ra, hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần cũng là biện pháp hữu hiệu để giảm mức độ ô nhiễm vi nhựa trong môi trường. Việc lựa chọn nước uống từ các nguồn an toàn, thay thế nước đóng chai bằng nước lọc từ hệ thống lọc chất lượng cao sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ hấp thụ vi nhựa qua đường tiêu hóa.

>>4 hương vị cà phê Việt được vinh danh trong top ngon nhất thế giới

Tỉnh đầu tiên của Việt Nam sở hữu 5 thành phố: Là địa phương giàu nhất Việt Nam, được mệnh danh ‘thủ phủ công nghiệp’ của vùng

Sân bay tại tỉnh nhỏ nhất Việt Nam sẽ kết nối với Thủ đô Hà Nội thế nào?

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/hai-mon-an-nhieu-gia-dinh-thuong-mua-cho-tre-nho-hang-ngay-chua-day-vi-nhua-co-kha-nang-gay-dot-quy-275503.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Hai món ăn nhiều gia đình thường mua cho trẻ nhỏ hàng ngày: Chứa đầy vi nhựa có khả năng gây đột quỵ
    POWERED BY ONECMS & INTECH