Thống đốc NHNN: Dựa theo xếp hạng để cấp hạn mức tín dụng

06-11-2023 17:39|Linh Nhi

Thống đốc NHNN cho hay, Không thể tùy ý cấp cho từng tổ chức tín dụng, mà dựa theo xếp hạng với tiêu chí rõ ràng.

Sáng ngày 6/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành Phiên Chất vấn và trả lời chất vấn.

Đầu giờ chiều, trả lời ông Hà Sỹ Đồng, Phó chủ tịch tỉnh Quảng Trị, có thể tiến tới xóa bỏ cấp tăng trưởng tín dụng hay không, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nói Ngân hàng Nhà nước cho hay, đặc thù của nền kinh tế Việt Nam hiện nay vốn phụ thuộc vào vốn tín dụng ngân hàng. Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên GDP của Việt Nam là 120%, đang ở mức cảnh báo theo khuyến nghị các tổ chức quốc tế. Vậy nên nếu bỏ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, không áp dụng nữa thì tín dụng sẽ tăng rất mạnh.

Trước đây, mỗi năm tín dụng tăng 30%, năm 2007 tăng 53,8%, có thể là rủi ro với hệ thống ngân hàng. Vừa qua Thủ tướng có nhiều hội nghị phát triển thị trường vốn để phân khúc khác như trái phiếu doanh nghiệp dẫn vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp. Nhờ vậy, ngân hàng sẽ chỉ cung cấp vốn ngắn hạn và lưu động. "Khi đó bỏ chỉ tiêu này thì sẽ thuận lợi", bà Hồng nói.

Để tránh tùy ý khi phân bổ chỉ tiêu tín dụng, hàng năm Ngân hàng Nhà nước có chỉ tiêu định hướng và có nguyên tắc chung. "Không thể tùy ý cấp cho từng tổ chức tín dụng, mà dựa theo xếp hạng với tiêu chí rõ ràng", bà Hồng cho hay.

Các tiêu chí, theo bà, là cộng điểm cho ngân hàng đó có lãi suất giảm, tham gia tích cực vào tái cơ cấu và giảm điểm nếu cho vay lĩnh vực rủi ro.

Lộ con số tăng trưởng tín dụng mới nhất tại các ngân hàng

Khó tìm nhà đầu tư tham gia đề án tái cơ cấu ngân hàng yếu kém

Lãi suất và tỷ giá có mối quan hệ biện chứng - làm sao để vừa giảm lãi suất vừa ổn định tỷ giá?

Đã có ngân hàng xin nới room tín dụng

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/thong-doc-nhnn-dua-theo-xep-hang-de-cap-han-muc-tin-dung-209468.html
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Thống đốc NHNN: Dựa theo xếp hạng để cấp hạn mức tín dụng
POWERED BY ONECMS & INTECH