Từ bây giờ, trường hợp sang tên sổ đỏ nào bắt buộc phải đo đạc lại?
Theo quy định sẽ có những trường hợp phải đo đạc lại sau khi sang tên sổ đỏ, người dân cần biết để tránh gặp rắc rối về thủ tục.
Theo như quy định sẽ có một số trường hợp phải đo đạc lại sau khi sang tên sổ đỏ, người dân cần biết để tránh gặp những trường hợp rắc rối.
Tại Khoản 3 Điều 37 Nghị định 101/2024 quy định về trình tự, thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Theo đó, việc đo đạc thửa đất được quy định cụ thể như sau: "Trình tự, thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp quy định tại các Điều 38, 39, 40, 41, 42, 43 và 44 của Nghị định này thực hiện như sau:
Văn phòng đăng ký đất đai sẽ thực hiện các công việc cụ thể như sau:
- Kiểm tra các điều kiện thực hiện quyền theo quy định của Luật Đất đai đối với trường hợp thực hiện quyền của người sử dụng đất, của chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất; trong trường hợp không đủ điều kiện thực hiện quyền theo quy định của Luật Đất đai thì Văn phòng đăng ký đất đai thông báo lý do và trả hồ sơ cho người yêu cầu đăng ký;
>> Từ bây giờ, người dân không sang tên sổ đỏ sẽ bị phạt rất nặng

Sau khi giải quyết các thủ tục đăng ký biến động đất đai mà thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận theo bản đồ địa chính hoặc trích đo bản đồ địa chính thửa đất - Văn phòng đăng ký đất đai sẽ không phải thực hiện việc đo đạc, xác định lại diện tích thửa đất, trừ trường hợp người sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có nhu cầu.
Trong trường hợp giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên thì Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm đo đạc và xác định lại diện tích thửa đất bằng kinh phí của Nhà nước.
Như vậy thì việc đo đạc được thực hiện trong những trường hợp cụ thể sau:
1. Trường hợp thực hiện quyền của người sử dụng đất đối với thửa đất đã được cấp sổ đỏ - Văn phòng đăng ký đất đai không phải thực hiện việc đo đạc, xác định lại diện tích thửa đất, trừ trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có nhu cầu.

2. Trong trường hợp thực hiện chuyển nhượng thửa đất mà sổ đỏ đã cấp chưa sử dụng bản đồ địa chính, hoặc trích đo bản đồ địa chính thửa đất hoặc thuộc trường hợp phải cấp mới sổ đỏ - Văn phòng đăng ký đất đai cần thực hiện đo đạc, xác định lại diện tích thửa đất.
3. Trong trường hợp giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên, Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm đo đạc và xác định lại diện tích thửa đất bằng kinh phí của Nhà nước.
Theo đó, khi sang tên mà thửa đất cần tách thửa thì cần đo đạc lại, khi sang tên toàn bộ thửa đất thì đo đạc khi người sử dụng đất có nhu cầu hoặc phát hiện thay đổi về ranh giới, diện tích.
Tại Điểm 1.2 Khoản 1 Điều 17 Thông tư số 25/2014 còn quy định rõ cơ sở để quyết định thực hiện chỉnh lý bản đồ địa chính như sau:
1. Các thay đổi về ranh giới thửa đất, diện tích thửa đất, mục đích sử dụng đất.
2. Trong trường hợp mốc giới, đường địa giới hành chính trên bản đồ được chỉnh lý, bổ sung trong các trường hợp có quyết định thay đổi địa giới hành chính, lập đơn vị hành chính mới, đã lập hồ sơ địa giới, cắm mốc địa giới trên thực địa.
3. Trường hợp mốc tọa độ, mốc quy hoạch, hành lang an toàn công trình trên bản đồ được chỉnh lý, bổ sung trong một số trường hợp mốc giới được cắm trên thực địa và có thông báo của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
4. Việc chỉnh lý, bổ sung thông tin về địa danh, địa vật định hướng cũng như các thông tin, thuộc tính khác do cơ quan quản lý đất đai các cấp tự quyết định khi phát hiện có thay đổi.
Do đó, việc đo đạc không phải là thủ tục hành chính riêng khi chuyển nhượng, tặng cho nên không bắt buộc 100% trường hợp phải thực hiện.
>> Từ bây giờ, xây dựng nhà ở sai giấy phép xây dựng người dân sẽ bị phạt rất nặng
Từ bây giờ, người dân không sang tên sổ đỏ sẽ bị phạt rất nặng
Từ nay, người dân có phải đổi sổ đỏ khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?