Thế giới

Báo động hàng loạt nhà sản xuất ô tô phương Tây có thể bị 'xóa sổ' tại Trung Quốc, chuyện gì xảy ra?

Minh Lan 15/05/2025 10:02

Maxime Picat – một trong hai ứng viên nội bộ cho vị trí CEO của tập đoàn Stellantis – cho biết ông cảm thấy bất ngờ trước việc các hãng xe phương Tây đang nhanh chóng mất dần thị phần tại thị trường Trung Quốc.

Các thương hiệu ô tô phương Tây có thể không còn chỗ đứng tại Trung Quốc. Đó là cảnh báo thẳng thắn từ Stellantis – tập đoàn sở hữu loạt thương hiệu như Peugeot, Fiat, Opel – trong bối cảnh các đối thủ nội địa Trung Quốc đang áp đảo ở hầu hết các phân khúc, từ xe điện đến xe động cơ đốt trong.

“Tôi là người lạc quan, nhưng với vấn đề này thì không”, ông Maxime Picat, Giám đốc điều hành khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Trung Đông & Châu Phi của Stellantis, phát biểu tại Hội nghị “Tương lai ngành ô tô” do Financial Times tổ chức. Ông là một trong hai ứng viên nội bộ có khả năng kế nhiệm vị trí CEO tập đoàn.

Picat cho biết ông “thực sự sốc” trước sự tấn công dồn dập của các hãng xe Trung Quốc ở mọi phân khúc thị trường, khiến các thương hiệu phương Tây chỉ còn bám trụ được ở phân khúc xe xăng hạng trung (C-segment) – và thậm chí điều đó “cũng sẽ không kéo dài lâu”.

“Xu hướng mất thị phần đã diễn ra trong nhiều năm qua, và ngày càng khó khăn cho các hãng phương Tây để giữ vững vị thế tại Trung Quốc”, ông nhấn mạnh.

Cảnh báo hàng loạt nhà sản xuất ô tô phương Tây có thể bị 'xóa sổ' tại Trung Quốc, chuyện gì xảy ra? - ảnh 1
Ảnh minh họa

Cuộc chơi thay đổi: Thị phần xe phương Tây tại Trung Quốc lao dốc

Trong hai tháng đầu năm 2025, các thương hiệu nước ngoài chỉ chiếm 32% thị phần tại Trung Quốc, so với 64% vào năm 2020 – theo báo cáo của công ty tư vấn Automobility (Thượng Hải). Hãng BYD đã chính thức soán ngôi Volkswagen để trở thành thương hiệu bán chạy nhất Trung Quốc.

Dù vậy, Toyota và Volkswagen vẫn giữ vị trí dẫn đầu trong phân khúc xe xăng với tổng thị phần 34%.

Trước áp lực cạnh tranh và chiến tranh giá ngày càng khốc liệt, nhiều hãng xe phương Tây như Stellantis đã rút dần khỏi Trung Quốc, trong khi các tập đoàn Đức như Volkswagen lại tăng cường đầu tư, bám trụ chiến lược “Ở Trung Quốc vì Trung Quốc (in China for China)” nhằm đối phó với làn sóng xe điện giá rẻ, giàu công nghệ từ các đối thủ nội địa.

Volkswagen năm ngoái công bố đầu tư thêm 2,5 tỷ euro vào Trung Quốc, đồng thời lên tiếng phản đối thuế chống trợ cấp của Liên minh châu Âu đối với xe điện Trung Quốc – điều trái ngược hoàn toàn với lập trường của Stellantis và Renault, những hãng ít phụ thuộc vào thị trường này.

Sau khi dừng các liên doanh tại Trung Quốc, Stellantis chuyển hướng bằng cách đầu tư 1,5 tỷ euro để sở hữu 20% cổ phần của Leapmotor – một startup xe điện Trung Quốc. Tập đoàn này đang hỗ trợ Leapmotor mở rộng thị phần tại cả Trung Quốc và châu Âu.

Tham khảo FT

>> Báo động đóng cửa hàng loạt nhà máy lắp ráp ô tô, công nhân sẽ mất việc tạm thời: Chuyện gì đang xảy ra?

Sa thải 10.000 người, đóng cửa vài nhà máy: Chuyện gì xảy ra với ông lớn ô tô Nhật Bản?

Siêu cường châu Á cứng rắn với Mỹ: ‘Sẽ không có thỏa thuận nào nếu không bãi bỏ thuế quan đối với ô tô’

Theo thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/nhip-song-do-day/canh-bao-hang-loat-nha-san-xuat-o-to-phuong-tay-co-the-bi-xoa-so-tai-trung-quoc-chuyen-gi-xay-ra-142422.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Báo động hàng loạt nhà sản xuất ô tô phương Tây có thể bị 'xóa sổ' tại Trung Quốc, chuyện gì xảy ra?
    POWERED BY ONECMS & INTECH