Thị trường

Bình quân 66 lít nước ngọt mỗi năm: Giới trẻ Việt đang uống quá nhiều đường mỗi ngày

Bảo Linh 17/05/2025 21:00

Thói quen này không chỉ phản ánh xu hướng tiêu dùng mà còn đặt ra những cảnh báo nghiêm trọng về sức khỏe cộng đồng.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lượng nước ngọt tiêu thụ tại Việt Nam đã tăng hơn 4 lần trong vòng 15 năm, từ 1,59 tỷ lít năm 2009 lên 6,67 tỷ lít vào năm 2023. Mức tiêu thụ bình quân đầu người cũng tăng mạnh, từ 18,5 lít lên 66,5 lít mỗi năm, tương đương mức tăng khoảng 350%.

WHO khuyến nghị lượng đường tự do tiêu thụ ở mức tối đa 25 gram/ngày (khoảng 6 thìa cà phê). Tuy nhiên, chỉ cần uống một lon nước ngọt mỗi ngày, cơ thể có thể hấp thụ từ 30 đến 40 gram đường tự do, vượt xa mức khuyến nghị này. Việc tiêu thụ nhiều nước ngọt không chỉ làm tăng cảm giác thèm ăn, giảm cảm giác no mà còn kéo theo thói quen ăn uống thiếu lành mạnh. Điều này làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng như béo phì, đái tháo đường type 2, sâu răng, bệnh tim mạch và rối loạn chuyển hóa.

Bình quân 66 lít nước ngọt mỗi năm: Giới trẻ Việt đang uống quá nhiều đường mỗi ngày
Nước ngọt cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe tổng thể. Ảnh minh họa

>> Phát hiện hơn 300kg rau củ, quả dương tính với chất độc hại ở Sơn La

Sự phổ biến của nước ngọt trong giới trẻ không chỉ do thị trường phát triển mạnh mà còn bị chi phối bởi quảng cáo hấp dẫn trên mạng xã hội và truyền thông. Nhiều loại nước ngọt, trà sữa, nước trái cây đóng chai chứa lượng đường vượt khuyến nghị, nhưng lại được quảng bá như những lựa chọn thời thượng và tiện lợi. Điều này khiến giới trẻ dễ dàng tiếp cận và sử dụng đồ uống có đường ở bất cứ đâu, trong hoàn cảnh nào, dẫn đến việc tiêu thụ vượt mức kiểm soát.

Để đối phó với tình trạng này, WHO và các chuyên gia y tế khuyến nghị giảm tiêu thụ đường trong khẩu phần ăn, đặc biệt là từ đồ uống có đường. Cần có các chiến dịch truyền thông giáo dục dinh dưỡng mạnh mẽ, chính sách kiểm soát quảng cáo đồ uống nhiều đường, cũng như khuyến khích thói quen ăn uống lành mạnh từ gia đình, nhà trường đến cộng đồng. Việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường cũng được xem là một biện pháp hiệu quả để giảm tiêu thụ và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

>> Sở An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh lên tiếng về vụ 38 học sinh bị ngộ độc tại trường Tuệ Đức

Cục An toàn thực phẩm phát đi cảnh báo khẩn: Thu hồi trên toàn quốc 2 loại thực phẩm chức năng chứa chất cấm cực kỳ nguy hiểm

Phát hiện 2 loại thực phẩm chức năng chứa chất cấm độc hại

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/binh-quan-66-lit-nuoc-ngot-moi-nam-gioi-tre-viet-dang-uong-qua-nhieu-duong-moi-ngay-290004.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Bình quân 66 lít nước ngọt mỗi năm: Giới trẻ Việt đang uống quá nhiều đường mỗi ngày
    POWERED BY ONECMS & INTECH