Việc thị trường chứng khoán diễn biến xấu không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động tự doanh của nhóm công ty chứng khoán mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động cho vay margin của những công ty Top đầu.
Tính đến hết ngày 30/6/2022, VN-Index giảm còn 1.197,6 điểm (-20,07% so với cuối năm 2021); vốn hóa thị trường cổ phiếu là 6,25 triệu tỷ đồng - giảm 19,53%. Giá trị giao dịch bình quân tháng 6/2022 là 17.553,26 tỷ đồng/phiên - giảm 33,96% so với bình quân năm 2021.
Tính trong quý II/2022, giá trị giao dịch cổ phiếu bình quân đạt hơn 17.113 tỷ đồng với khối lượng giao dịch bình quân đạt hơn 589,15 triệu cổ phiếu; tương ứng giảm 20,02% về giá trị và 18,33% về khối lượng bình quân so với cùng kỳ năm 2021.
Việc thị trường chứng khoán diễn biến xấu không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động tự doanh của nhóm công ty chứng khoán mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động cho vay margin của những công ty Top đầu.
Theo thống kê, Top 20 công ty cho vay margin lớn nhất thị trường đến cuối quý II/2022 đang đạt khoảng 123.486 tỷ đồng - giảm hơn 32.000 tỷ đồng so với thời điểm cuối tháng 3/2022.
Đơn vị: Tỷ đồng
Dư nợ cho vay margin của các công ty chứng khoán hạ nhiệt trong bối cảnh bối cảnh làn sóng giải chấp tài khoản thời gian qua khiến nhà đầu tư nhìn lại về vấn đề có nên sử dụng margin hay không bởi nếu không quản trị rủi ro tốt, giá trị tài sản ròng (NAV) tài khoản của các nhà đầu tư sẽ bị bào mòn rất nhanh, thậm chí cháy tài khoản.
Hiện tại, nhiều nhà đầu tư thua lỗ, hoặc giảm dần mức lãi đạt được trong các đợt sóng tăng trước đó tỏ ra thận trọng với margin, chưa dám mạo hiểm đẩy margin lên.
Tiền trạm dòng tiền margin quý II tại một số công ty chứng khoán
CTCP Chứng khoán SSI (Mã SSI - HOSE) vừa công bố báo cáo tài chính riêng quý II/2022 với doanh thu đạt 1.583 tỷ đồng - giảm gần 20% so với quý I; lãi trước thuế quý II/2022 đạt 519 tỷ đồng, lãi sau thuế còn 416 tỷ đồng - giảm gần 40% so với quý I.
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán có nhiều bất lợi, báo báo kết quả kinh doanh quý II/2022 của Chứng khoán SSI đồng loạt ghi nhận mức sụt giảm mạnh ở nhiều thông số tài chính.
Chứng khoán SSI: Lãi quý II/2022 "bốc hơi" 40% so với quý I
Đáng nói, tại thời điểm 30/6/2022, dự nợ cho vay ký quỹ tại SSI dù giảm mạnh 36% so với thời điểm đầu năm song vẫn đạt mức 14.560 tỷ đồng; hụt thu từ hoạt động ứng trước tiền bán là hơn 780 tỷ đồng - tương ứng mức giảm gần 83%.
Tương tự, CTCP Chứng khoán VNDirect (Mã VND - HOSE) cũng ghi nhận lãi từ hoạt động cho vay và phải thu giảm nhẹ gần 9% so với quý trước đó về mức 423 tỷ đồng.
Sau 2 quý đầu năm, dư nợ cho vay ký quỹ tại VND ghi nhận 11.229 tỷ đồng - giảm 23% so với thời điểm đầu năm; lãi thu từ hoạt động ứng trước tiền bán của nhà đầu tư giảm gần 59% so với thời điểm đầu năm 2022.
Tại CTCP Chứng khoán TP. HCM - HSC (Mã HCM - HOSE), lãi từ hoạt động cho vay và phải thu trong quý II giảm 12% so với quý I về còn 328 tỷ đồng.
Dự nợ cho vay ký quỹ đến sau 6 tháng đầu năm giảm hơn 2.463 tỷ đồng về còn 11.227 tỷ.
Với Chứng khoán Tiên Phong - (Mã ORS - HOSE), trong quý II/2022, doanh thu từ hoạt động môi giới và cho vay tiếp tục suy giảm so với quý đầu năm (đạt lần lượt 18 và 48 tỷ đồng) - chiếm tỷ trọng dưới 1% cơ cấu tổng doanh thu.
Lũy kế bán niên, dư nợ cho vay margin và hoạt động ứng trước tiền bán của khách hàng tại TPS giảm lần lượt về còn 1.478 tỷ và 96 tỷ đồng khiến công ty hụt thu lớn.
Tại CTCP Chứng khoán Everest (Mã EVS - HNX), trong quý II/2022, doanh thu từ các hoạt động chính như cho vay margin, môi giới hay tư vấn tài chính đều giảm mạnh so với quý I/2022 ngoại trừ nguồn thu từ hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán (đạt 83 tỷ đồng).
Đáng chú ý, doanh thu từ cho vay marrgin trong quý II giảm mạnh chỉ còn 22 tỷ đồng so với mức 120 tỷ đồng hồi đầu năm. Điều này được lý giải bởi việc dư nợ cho vay margin của EVS đến cuối quý II/2022 đã giảm mạnh về dưới 1.000 tỷ đồng (hồi đầu năm là 1.762 tỷ đồng).
Tại Chứng khoán Guotai Junan Việt Nam (Mã IVS - HNX), trong quý II/2022, doanh thu từ hoạt động cho vay margin và ứng trước tiền bán giảm 17% so với quý I về còn 8,9 tỷ đồng.
Lũy bế 6 tháng đầu năm, dư nợ cho vay margin tại IVS giảm 41% về còn 285 tỷ đồng, thu từ hoạt động ứng trước tiền bán cũng giảm tương tự về còn gần 29 tỷ đồng.
Với Chứng khoán Liên Việt (LVS - OTC), công ty thậm chí không phát sinh bất kỳ nguồn thư nào từ hoạt động cho vay và phải thu.
"Bết bát" KQKD quý II/2022 của những công ty chứng khoán đầu tiên công bố BCTC
Kênh margin tiếp tục gặp khó trong nửa cuối năm.
Theo bà Tạ Thanh Bình - Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, áp lực lạm phát trong nước gia tăng (có những dự báo năm 2022 khoảng 3,8 - 4,2%) khiến các nhà đầu tư thận trọng hơn. Mặt bằng lãi suất tiền gửi ngân hàng tăng đã thu hút bớt dòng tiền quay lại ngân hàng thay vì đổ vào thị trường chứng khoán. Sản xuất, kinh doanh hồi phục, dòng tiền cũng sẽ rút bớt khỏi thị trường chứng khoán để chảy về kênh đầu tư sản xuất, kinh doanh.
Những yếu tố nêu trên dự báo sẽ khiến thị trường chứng khoán nửa cuối năm 2022 khó có thể hồi phục tăng trưởng nhanh như thời gian trước. Bà Bình nhận định, VN-Index trong nửa cuối năm 2022 có thể quay về mốc 1.100 điểm.
Giới phân tích cho rằng, nếu như thị trường sẽ kết năm ở mức điểm này, dự báo tình hình thanh khoản của thị trường sẽ khó được cải thiện dù lượng nhà đầu tư mới gia nhập thị trường liên tục gia tăng trong thời gian qua.
Thêm vào đó, với tâm lý kém lạc quan và thận trọng, cơ hội để các công ty chứng khoán đẩy mạnh hoạt động cho vay margin và thu lợi nhuận trong thời gian tới sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng mạnh.
Nhận định chứng khoán 16 - 20/12: Cân nhắc khả năng VN-Index lùi về 1.240 điểm
Một cổ phiếu VN30 âm thầm vượt đỉnh năm trong tuần VN-Index giảm điểm