Chân dung Tập đoàn đất hiếm Trung Quốc 2 lần 'bày tỏ' mong muốn được đầu tư vào 'kho báu' của Việt Nam

14-04-2024 20:50|Mai Chi

Đất hiếm đóng vai trò không thể thay thế trong sản xuất thiết bị công nghệ cao, pin, nam châm vĩnh cửu phục vụ cho xe điện, tuabin điện gió, máy bay, điện thoại và công nghiệp quốc phòng.

Ngày 9/4, tại thủ đô Bắc Kinh, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp lãnh đạo các tập đoàn, công ty lớn của Trung Quốc, theo TTXVN.

Tại cuộc tiếp Tổng Giám đốc Tập đoàn đất hiếm Trung Quốc (CREG), Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao năng lực và kinh nghiệm của Tập đoàn đất hiếm Trung Quốc.

Quốc hội, Chính phủ Việt Nam hoan nghênh các doanh nghiệp triển khai, nghiên cứu các giải pháp sử dụng trữ lượng đất hiếm để phát triển các ngành công nghệ bán dẫn, công nghệ cao nhằm phát triển khoa học công nghệ, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Theo đó, Tập đoàn đất hiếm Trung Quốc bày tỏ sự quan tâm phát triển ngành công nghiệp đất hiếm Việt Nam và đề nghị hợp tác với các doanh nghiệp chủ chốt của Việt Nam để phát triển ngành khai thác, chế biến đất hiếm tại Việt Nam.

Được biết, đây là lần thứ 2 Tập đoàn đất hiếm Trung Quốc đề xuất việc hợp tác đầu tư vào lĩnh vực khoáng sản tại nước ta. Trước đó, 23/11/2023, tại Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh đã tiếp và làm việc với đoàn công tác của Tập đoàn Đất hiếm Trung Quốc do ông Hồ Cổ Hoa - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn dẫn đầu.

Chân dung Tập đoàn Đất hiếm Trung Quốc 2 lần 'bày tỏ' mong muốn được đầu tư vào 'kho báu' của Việt Nam
Một công trường khai thác đất hiếm. Nguồn: Shutterstock

>> Truy tố 17 bị can gồm cựu Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch tỉnh, Tổng Giám đốc... vụ khai thác quặng Apatit Lào Cai
Tập đoàn đất hiếm Trung Quốc (CREG) được thành lập vào tháng 12/2021 có trụ sở tại tỉnh Giang Tây. Tập đoàn ra đời bằng cách sáp nhập ba trong số các doanh nghiệp nhà nước “Big Six” thống trị ngành đất hiếm gồm: Tập đoàn Nhôm Trung Quốc (CHALCO), Tập đoàn Minmetals Trung Quốc và Tập đoàn Ganzhou Rare Earth Group, mỗi công ty nắm giữ 20,3% cổ phần trong liên doanh mới.

Trong đó, Ủy Ban giám sát tài sản nhà nước Trung Quốc là Cổ đông lớn nhất của doanh nghiệp này (31,21%), còn lại là hai cổ đông nhỏ gồm công ty nghiên cứu China Iron & Steel Research Institute Group và Grinm Group Corporation Ltd.

Tập đoàn đất hiếm Trung Quốc hiện chiếm 37,6% hoạt động khai thác đất hiếm ở Trung Quốc, bao gồm gần 70% sản lượng đất hiếm nặng và khoảng 42% quặng đã chế biến trong nước.

Việc sáp nhập 3 công ty này nhằm mục đích tích hợp các nguồn tài nguyên thượng nguồn, tăng sức mạnh định giá của Trung Quốc trên thị trường toàn cầu và sử dụng đất hiếm để tạo lợi thế chiến lược cho đất nước. Nhờ đó, họ có thể kiểm soát mức giá các loại đất hiếm quan trọng như dysprosium và terbium một cách dễ dàng hơn, góp phần làm thay đổi và tăng cường tầm quan trọng của Trung Quốc hơn nữa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tập đoàn Đất hiếm Trung Quốc sẵn sàng trở thành nhà sản xuất đất hiếm lớn thứ hai của đất nước sau Công ty TNHH Công nghệ cao (Tập đoàn) đất hiếm Trung Quốc. Sau sát nhập, doanh nghiệp này sẽ có thể sản xuất khoảng 45.000 tấn oxit đất hiếm hàng năm.

Tính đến cuối năm 2022, tổng tài sản của Công ty Đất hiếm Trung Quốc đạt hơn gần 3,8 tỷ CNY (531 triệu USD). Trong năm tài chính 2022, Công ty đạt doanh thu gần 3,8 tỷ CNY (531 triệu USD), tăng 27% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng trưởng vượt trội so với năm trước đó, tăng 116,65%, đạt 415 triệu CNY (58 triệu USD).

Khi tầm quan trọng ngày càng lớn của đất hiếm, như các loại sản phẩm công nghệ cao (máy tính, điện thoại…), thiết bị quân sự (laser, radar…) và đặc biệt là trong việc sản xuất pin dành cho ô tô điện – sản phẩm đang được rất nhiều người tiêu dùng quan tâm vào thời điểm hiện tại. Bên cạnh đó, việc kết hợp giữa các công ty sẽ giúp tăng cường hợp tác về mặt công nghệ, giúp cho công ty hợp nhất tối đa hoá việc sản xuất.

Theo công bố năm 2022 của Cục Khảo sát địa chất Mỹ, Việt Nam sở hữu nguồn tài nguyên đất hiếm vô cùng lớn với trữ lượng khoảng 22 triệu tấn, đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc 44 triệu tấn.

Theo Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng phê duyệt tháng 7/2023, dự tính tổng sản lượng đạt hơn 2 triệu tấn quặng nguyên khai mỗi năm.

>> Kẻ từng lừa đảo cả tổng thống trở thành ‘ông vua’ đất hiếm của thế giới

Khởi tố 8 người liên quan vụ khai thác đất hiếm tại Tập đoàn Thái Dương

Kẻ từng lừa đảo cả tổng thống trở thành ‘ông vua’ đất hiếm của thế giới

Khởi tố một loạt lãnh đạo cấp cao trong doanh nghiệp vụ đất hiếm

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/chan-dung-tap-doan-dat-hiem-trung-quoc-2-lan-bay-to-mong-muon-duoc-dau-tu-vao-kho-bau-cua-viet-nam-230714.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Chân dung Tập đoàn đất hiếm Trung Quốc 2 lần 'bày tỏ' mong muốn được đầu tư vào 'kho báu' của Việt Nam
POWERED BY ONECMS & INTECH