Điểm tin doanh nghiệp tuần qua: Những khoản nợ trái phiếu kỳ lạ, Vinfast, FLC... là tiêu điểm
Tuần qua rất nhiều sự kiện tiêu điểm của các doanh nghiệp đã xuyên suốt từ đầu đến hết tuần.
Tuần qua doanh nghiệp có rất nhiều tiêu điểm đáng chú ý, từ sự kiện nhà sản xuất xe điện Việt Nam - VinFast - thành công niêm yết tại sàn chứng khoán Mỹ, đưa thương hiệu Việt vươn xa, đến những thông tin nóng hổi trong nước liên quan đến các doanh nghiệp bất động sản, đến những khoản nợ trái phiếu đáng chú ý…
Vinfast: Có lẽ sự kiện Vinfast đưa cổ phiếu lên niêm yết thành công tại sàn giao dịch chứng khoán Mỹ là sự kiện nóng và xuyên suốt nhất tuần qua. Đặc biệt, ngay phiên đầu cổ phiếu VFS đã “bay” cao, tăng 69,4% vượt 37 USD/cổ phiếu, khiến vốn hóa Vinfast đạt tầm cao mới, 85 tỷ đô.
Tuy vậy liên tiếp những phiên sau đó VFS đều giảm sốc, xuống dưới cả giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên. Phiên giao dịch thứ 4, VFS có lúc xuống sát 13USD/cổ phiếu, những kịch bản xấu hơn đang được bàn luận đến thì VFS phục hồi mạnh mẽ, vốn hóa Vinfast tăng nhanh trở lại. Câu chuyện Vinfast niêm yết cổ phiếu tại Mỹ vẫn còn nhiều diễn biến hấp dẫn.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng:Sau câu chuyện Vinfast niêm yết tại Mỹ, là câu chuyện của những người đứng sau. Tỷ phú Phạm Nhật Vượng luôn được nhắc tới và nhận được sự quan tâm của nhiều người.
Cổ phiếu VFS của Vinfast kết thúc phiên giao dịch đầu tiên tăng 68,4%, đồng nghĩa với việc khối tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng tăng nhanh, ước tính thêm khoảng 41-42 tỷ USD, lọt TOP 30 người giàu nhất hành tinh. Tuy vậy TOP này duy trì được 1 ngày, những phiên sau đó VFS giảm, ở thị trường trong nước nhóm cổ phiếu họ VIN giảm, tác động kép làm tài sản tỷ phú giảm nhanh chóng, mất luôn top 50, nhưng vẫn duy trì 1 vị trí trong TOP 100 người giàu nhất hành tinh.
Gói thầu 35.000 tỷ sân bay Long Thành: Sau khi ACV công bố lên danh Vietur là nhóm duy nhất đủ điều kiên về kỹ thuật, lập tức liên danh Hoa Lư lên tiếng, khiếu nại về Vietur. Câu chuyện đến nay đã chục ngày vẫn chưa có hồi kết. Bộ GTVT vừa có văn bản gửi ACV liên quan công tác đấu thầu.
FLC: Tuần vừa qua giới chuyên môn cũng rơi vào vòng xoáy các sự kiện công bố TOP. Trong khuôn khổ sự kiện công bố TOP những doanh nghiệp có giá trị thương hiệu lớn nhất Việt Nam. Bất ngờ nhất là FLC lọt TOP 100 thương hiệu giá trị nhất sau loạt các lùm xùm liên quan vụ ông Trần Văn Quyết. Những tiêu chí đánh giá TOP là gì?
Bùi Cao Nhật Quân: câu chuyện nợ trái phiếu không chỉ còn xoay quanh Novaland (NVL) mà đang dần phát hiện ra nhiều sự thật: loạt công ty có liên quan, hoặc từng liên quan tới những người trong hệ sinh thái Nova. Mới đây thêm 1 doanh nghiệp hé lộ ngoài BNP Global là Bất động sản Gia Phú.
Trung Thủy Đà Nẵng:Doanh nghiệp này gây bất ngờ khi thua lỗ triền miên, vẫn còn nợ trái phiếu 1.300 tỷ đồng. Trung Thủy Đà Nẵng là một thành viên trong hệ sinh thái Trung Thủy Group. Công ty gắn liền v ới vị CEO trẻ tuổi Nguyễn Trung Tín - người được tiếp xúc trực tiếp với cựu tổng thống Barack Obama tại mô hình Dreamplex do mình sáng lập năm 2015.
Hồng Hoàng- một doanh nghiiệp vốn vốn điều lệ chỉ 5 tỷ đồng, cũng được thu xếp phát hành 1.400 tỷ đồng trái phiếu. Câu chuyện về giới chủ đứng sau mới thú vị.
Bitexco: Nam Phương Energy vưa công bố thông tin cho thấydoanh nghiệp năng lượng này huy động trái phiếu, mà tài sản đảm bảo, có cổ phiếu của Bitexco. Tổng nợ trái phiếu 1.650 tỷ đồng. Công ty huy động vốn cho dự án của Khoáng san Lào Cai tại dự án Mỏ sắt Ba Hòn – Làng Lếch.
Thái Tuấn: cuối cùng số phận 2 lô trái phiếu tổng giá trị 2.600 tỷ đồng đã có lời giải. Lô trái phiếu 2.100 tỷ đồng trước đó được gia hạn, bổ sung tài sản đảm… Lô trái phiếu 500 tỷ đồng cũng đã thống nhất lùi thời gian… Lô trái phiếu này liên quan lô đất đất vàng 7-8-9 Trang Tử.
Năng lượng Hòa Thắng: doanh nghiệp nợ trái phiếu 1.500 tỷ đồng vừa công bố tình hình tài chính 6 tháng đầu năm 2023, trong đó ngoài thông tin vốn chủ sở hữu, nợ trái phiếu… thì tình hình kinh doanh vẫn cập nhật tình trạng để trống với cách hiểu “lãi 0 đồng”. Dù cách hiểu nào, thì nỗi lo vẫn là trái chủ khi Năng lượng Hòa Thắng được MB, MBS thu xếp phát hành t1.500 tỷ đồng trái phiếu khi vốn điều lệ đạt 1.034 tỷ đồng.
Công ty Đức Việt: Chủ đầu tư dự án Khu du lịch dịch vụ Đức Việt Bắc Bãi Trường được biết đến là doanh nghiệp đang nợ trái phiếu. Tổng nợ trái phiếu của Đức Việt là 757 tỷ đồng. Đặc biệt sự việc xảy ra khi công ty kinh doanh thua lỗ triền miên, đã âm vốn chủ sỏ hữu 440 tỷ đồng.
Tỷ giá USD: Những tưởng tỷ giá là vấn đề của ngân hàng. Tuy vậy thông ty tỷ giá tăng chóng mặt lại khiến doanh nghiệp thêm lo: nỗi lo về nợ tài chính, về lo về lỗ tỷ giá, về lỗ đánh giá lại tài chính.
Xuất khẩu gạo: Một trong những chủ đề nóng tuần qua vẫn tiếp tục là giá gạo sau thông tin Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo. Một thuơng nhân hé lộ “giá gạo tăng theo từng ngày”. Ở một diễn biến khác, vợ chồng lãnh đạo của Gạo Trung An vừa cùng đệ đơn xin từ nhiệm. Cục dự trữ quốc gia cũng mới báo cáo cập nhật đã mua dự trữ đủ 12.000 tấn gạo nhập kho.
Sàn giao dịch thịt heo: Thông tin hấp dẫn với người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp đầu mối khi sàn giao dịch thịt heo đang hoàn thiện.
EVN: Tin nối tiếp tin, mới đây EVN cho biết đã tổ chứ hội nghị kiểm điểm xem xét trách nhiệm với tập thể, cá nhân có liên quan đến các tồn tại, các khuyết điểm và vi phạm được nêu tại kết luận thanh tra của Bộ Công Thương liên quan đến việc điều hành quản lý, cung ứng điện.