Đường sắt đô thị Metro là dự án lớn được thành phố chú trọng đầu tư và triển khai để có thể nâng cao chất lượng giao thông, đem đến sự tiện lợi và nhanh chóng trong việc di chuyển của người dân. Dự án này gồm 8 tuyến Metro tại TP.HCM.
Khái niệm về tuyến Metro
Metro là viết tắt của chữ metropolitan, có ý nghĩa thuộc về hay liên quan đến đô thị hoặc cư dân đô thị. Tại Việt Nam tuyến Metro được hiểu là tàu điện ngầm trong hệ thống giao thông công cộng của quốc gia.
Cụ thể, tuyến Metro là hệ thống tàu điện ngầm cao cấp do nước ta triển khai xây dựng. Hệ thống này có thể đi trên cao, bằng các cầu vượt hoặc đi ngầm dưới lòng đất. Các tàu metro sẽ chạy trên đường ray với vận tốc rất nhanh khoảng 80 km/h vì nó có lối đi riêng và không bị cắt hoặc gián đoạn bởi các phương tiện giao thông khác.
Tuyến Metro sẽ có nhiều trạm dừng khác nhau để đón trả khách. Nó chạy nhiều lần trong ngày như xe bus và số lượng hành khách mà những tuyến Metro này chở được rất lớn. Với vận tốc và thời gian nhanh chóng, hiệu quả mà tuyến Metro đem lại cao hơn rất nhiều so với xe máy, xe ô tô hoặc xe bus.
Tại Việt Nam hiện nay đang đầu tư 8 tuyến Metro tại khu vực phía Nam để phục vụ cho việc đi lại của người dân thuận tiện hơn. Mức độ tự động hóa của phương tiện này rất cao đem đến sự tiện nghi cho người sử dụng.
“Sức bật” kinh tế nhờ tuyến Metro
Ngày nay, hệ thống tàu điện ngầm và những hạ tầng giao thông đồng bộ đã trở thành một phần không thể thiếu, với những cải tiến liên tục để đáp ứng nhu cầu hoạt động của những siêu đô thị trên thế giới.
Từ sự thịnh hành của metro, quy hoạch hệ thống đô thị ngầm được hình thành gần như song song và đã tạo nên những thay đổi lớn cho đô thị của các quốc gia.
Đô thị ngầm tại TP.HCM đang được triển khai, nằm trong mục tiêu chuyển mình thành "siêu đô thị" tại khu vực Đông Nam Á, hứa hẹn sẽ mang đến tiềm năng thương mại to lớn từ không gian mới mở rộng theo chiều dọc.
Công trình Metro tại TP.HCM hiện đạt khoảng 93% tổng khối lượng. Cuối tháng 8/2022, đoàn tàu đầu tiên trong số 17 đoàn tàu metro đã được vận hành thử nghiệm trên 300 m đường ray. Hệ thống kỹ thuật tàu sau đó cũng được đánh giá hoạt động ổn định.
Đi liền với hệ thống metro, hàng loạt công trình nối tiếp giúp tái lập và nâng cao tầm vóc của khu vực trung tâm biểu trưng cho nhịp sống sôi động của Sài Gòn. Trung tâm thương mại ngầm Bến Thành bên dưới quảng trường Quách Thị Trang và dọc đường Lê Lợi, quận 1 đang được kỳ vọng có thể sớm hoàn thành để đưa vào hoạt động cùng với truyến Metro số 1.
Với vốn đầu tư hơn 6.800 tỷ, dự án có quy mô khoảng 45.000 m2, gồm khu vực cửa hàng, thương mại rộng 18.100 m2, hành lang và quảng trường ngầm 21.500 m2. Trung tâm thương mại này sẽ kết nối với không gian đô thị các tuyến đường xung quanh như Lê Lợi, Hàm Nghi, Đồng Khởi, Nguyễn Huệ và các tòa nhà lân cận, thiết lập chuỗi phố thương mại quốc tế liên hoàn, thúc đẩy dịch vụ chất lượng cao khu trung tâm.
Kề cận Metro số 1, dự án tái lập công viên Lam Sơn rộng 1.300 m2 sẽ là nơi tổ chức hoạt động văn hóa, giải trí cho người dân thành phố, tạo mảng xanh trước Nhà hát với điểm nhấn là trục công viên kết nối giao thông bộ và khoảng đệm ra đường Nguyễn Huệ.
Mặt khác, cầu Thủ Thiêm 2 cũng là một công trình cấp đặc biệt của TP.HCM, nối quận 1 và 2, dài hơn 1,4 km với 6 làn xe. Với thiết kế chiếu sáng mỹ thuật, công trình là điểm nhấn kiến trúc nổi bật trên sông Sài Gòn cả ngày đêm. Đây cũng là biểu tượng cổng chào từ trung tâm Sài Gòn qua khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Toàn bộ các công trình trọng điểm khi hoàn thành sẽ kiến tạo diện mạo mới cho khu trung tâm. Sự chuyển đổi giúp khu lõi của Sài Gòn trở nên thân thiện hơn với người đi bộ, tạo liên kết tốt hơn giữa các tòa nhà thương mại, dịch vụ và các công trình di sản văn hóa nội khu CBD, kết nối với sông Sài Gòn và với khu đô thị Thủ Thiêm bên kia sông, đồng thời tăng kết nối liên vùng giữa khu lõi và các khu vực đang phát triển mạnh mẽ như phía Đông Sài Gòn.
Từ những sự thành công điển hình của các quốc gia trên thế giới, tuyến metro cũng như các công trình trọng điểm được kỳ vọng sẽ là "đòn bẩy" thúc đẩy kinh tế nói chung và Bất động sản khu trung tâm nói riêng phát triển vượt bậc trong tương lai gần.
Đoàn tàu Metro số 1 đã được chạy thử tại TP.HCM
Thông tin nhanh: Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên (Tuyến Sài Gòn) dài 19,7km với 14 nhà ga. Trong đó có 3 nhà ga ngầm và 11 nhà ga trên cao.
Lộ trình của tuyến Metro số 1: Bến Thành – Suối Tiên. Bắt đầu tại Long Bình (quận 9) và kết thúc tại Bến Thành (quận 1). Kinh phí đầu tư cho tuyến metro này là 46.300 tỷ đồng.
Vào 17h ngày 19/12/2022, một đoàn tàu 3 toa của tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên được chạy thử từ depot Long Bình về hướng ga Bến xe miền Đông mới (TP Thủ Đức).
Đoàn tàu được cho chạy thử với tốc tộ 30-40 km/h đoạn qua cầu vượt trên hầm hở ở xa lộ Hà Nội. Tuyến metro số 1 có 17 đoàn tàu, mỗi đoàn gồm 3 toa xe với chiều dài đoàn xe là 61,5 m; tốc độ thiết kế 110 km/h với đoạn trên cao và 80 km/h với đoạn hầm.
Khi hoàn tất chạy thử từ ga Suối Tiên đến Bình Thái, tàu metro Bến Thành - Suối Tiên sẽ tiếp tục thử nghiệm ở các đoạn khác vào tháng 1/2023 cùng với thử nghiệm hệ thống bảo vệ tàu tự động ATP (có tín hiệu).
Sau khi chạy thử nghiệm đánh giá khả năng vận hành của đoàn tàu, nhà thầu Hitachi (Nhật Bản) sẽ chuẩn bị vận hành thử nghiệm cho đoạn trên cao với toàn bộ hệ thống vận hành tự động, bảo vệ và giám sát đoàn tàu (ATP, ATO) kết hợp với hệ thống còn lại tại các nhà ga.
Theo kế hoạch, sáng 21/12, tàu metro sẽ được chạy thử nghiệm trong 30 phút (từ 10h đến 10h30). Tàu sẽ di chuyển tại điểm đầu là ga Bến xe Suối Tiên, đi qua ga Đại học Quốc gia, đến ga Công Nghệ Cao, tàu dừng 5 phút để khách tham quan.
17 tuyến xe buýt điện ‘gom’ khách cho metro số 1 sẽ hoạt động từ ngày 20/12
Metro số 1 chạy thử gần 2.000 chuyến trước khi đón khách vào 22/12