Hồ sơ nữ doanh nhân: Nguyễn Hoàng Yến – Hành trình từ một giảng viên đến bóng hồng quyền lực trên thương trường

06-03-2023 17:06|Hồ Nga

Là nữ doanh nhân sở hữu khối tài sản nghìn tỷ, từ nhiều năm nay bà Nguyễn Hoàng Yến luôn xếp trong TOP những người phụ nữ thành công trên thương trường.

Hồ sơ nữ doanh nhân: Nguyễn Hoàng Yến – Hành trình từ một giảng viên đến bóng hồng quyền lực trên thương trường

Ngày nay, nhắc đến giới thương nhân, nhắc đến thương trường tại Việt Nam, không chỉ có sự hiện diện của nam giới, mà đã có rất nhiều nữ doanh nhân quyền lực tại các doanh nghiệp. Họ là không còn là phái yếu đơn thuần, mà trên thương trường, họ được nhắc tới như những “nữ tướng”.

Tháng 3 – tháng của phụ nữ với ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, chúng tôi có tuyến bài viết Hồ sơ nữ doanh nhân nhằm điểm danh, tôn vinh những nữ tướng trên thương trường.

Hồ sơ nữ doanh nhân: Nguyễn Hoàng Yến – Hành trình từ một giảng viên đến bóng hồng quyền lực trên thương trường

Doanh nhân Nguyễn Hoàng Yến hiện nay thường được nhắc đến mỗi khi điểm danh những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam. Nếu xét khối tài sản, bà Hoàng Yến đang sở hữu khối cổ phiếu MSN và MCH trị giá khoảng 3.500 tỷ đồng, thuộc TOP 30 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.

Bà Hoàng Yến sinh tháng 7/1963. Vị nữ doanh nhân tuổi Mão này tốt nghiệp ngành tiếng Nga tại Đại học Ngoại ngữ. Trước khi bước chân vào thương trường, bà Hoàng Yến có thời gian công tác tại Trường Cao đẳng kiểm sát từ 1987 đến 1990.

Hiện nay, bà Hoàng Yến thường xuất hiện cùng với tên tuổi Masan, nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng trong nhiều công ty thuộc hệ sinh thái Masan. Ngoài là nữ doanh nhân, nữ lãnh đạo có tiếng, bà Hoàng Yến còn được nhắc đến nhiều như một “bóng hồng” bên cạnh doanh nhân Nguyễn Đăng Quang của Tập đoàn Masan.

Bà Hoàng Yến là vợ của Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Masan, cùng chồng chinh chiến nhiều năm trên thương trường. Nếu theo câu nói “đằng sau những người đàn ông thành đạt luôn có bóng dáng một người phụ nữ”, thì bà Hoàng Yến chính là hình tượng phụ nữ lý tưởng nhất cho câu nói này.

Bà Hoàng Yến và ông Nguyễn Đăng Quang là “cặp đôi” hiếm hoi trên thương trường có cùng tuổi Mão, cùng là những tỷ phú trong TOP 50 người giàu nhất sàn chứng khoán, cùng là những doanh nhân thành đạt, có tiếng trên thương trường.

Hồ sơ nữ doanh nhân: Nguyễn Hoàng Yến – Hành trình từ một giảng viên đến bóng hồng quyền lực trên thương trường

Con đường thành danh của nữ doanh nhân này cũng trải trên nhiều “miền đất” khác nhau, kinh qua rất nhiều chức danh, vị trí tại nhiều công ty trong hệ sinh thái Masan. Nhưng trước khi là doanh nhân, bà từng công tác tại Trường Cao đẳng kiểm sát.

Năm 1990, trước những cơ hội mới với nền kinh tế mở cửa, bà Hoàng Yến rời giảng đường, cùng ông Nguyễn Đăng Quang tham gia vào thương trường, cùng khởi nghiệp tại Đông Âu. Ông Nguyễn Đăng Quang là một trong số những tỷ phú xuất thân Đông Âu hiện về “làm giàu” tại quê nhà, gắn liền tên tuổi với Masan.

Tại Masan, bà Hoàng Yến góp sức tại hầu hết các công ty con của Tập đoàn, làm việc trong rất nhiều công ty trong đó có Vĩnh Hảo, Tảo Vĩnh Hảo, Cát Trắng, Vinacafe Biên Hòa, Hàng tiêu dùng Masan, Tập đoàn Masan…

Nhận công tác trong Hội đồng quân trị tại Vĩnh Hảo trong thời kỳ khó khăn, khi doanh nghiệp này vừa hết giấy phép khai thác nước khoáng năm 2011, và đang trong quá trình xin gia hạn. Cuối 2013 Vĩnh Hảo mới lại nhận được giấy phép phê duyệt tăng lưu lượng khai thác.

“Hồ sơ” của bà Hoàng Yến trong bản báo cáo quản trị của Vĩnh Hảo năm 2014 có ghi những người có liên quan với bà Hoàng Yến, với danh sách các chức danh tại nhiều công ty thuộc Masan.

Hồ sơ nữ doanh nhân: Nguyễn Hoàng Yến – Hành trình từ một giảng viên đến bóng hồng quyền lực trên thương trường

Đồng hành cùng ông Nguyễn Đăng Quang trên mọi chặng đường, những doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái Masan dưới sự điều hành của vợ chồng bà đang chiếm lĩnh nhiều lĩnh vực. Ở lĩnh vực hàng tiêu dùng, hàng loạt thương hiệu như chinsu, nam ngư, tam thái tử, nước khoáng Vĩnh Hảo, Vinacafe… đang chiếm được sự yêu thích của người tiêu dùng.

Tại Masan, hiện tại bà Nguyễn Hoàng Yến vẫn đang nắm giữ rất nhiều cương vị, là Thành viên HĐQT tại Tập đoàn Masan (MSN) từ năm 2000. Tại Vinacafe Biên Hòa (VCF), tại Bột giặt NET (NET), tại Nước khoáng Vĩnh Hảo (VHW) bà đều có chân trong Thành viên HĐQT. Còn tại Masan Consumer bà Hoàng Yến là Thành viên HĐQT, Phó Tổng giám đốc công ty.

Hồ sơ nữ doanh nhân: Nguyễn Hoàng Yến – Hành trình từ một giảng viên đến bóng hồng quyền lực trên thương trường

Thời kỳ trước khi bà Hoàng Yến tiếp nhận ở cương vị lãnh đạo trong Hội đồng quản trị, Vĩnh Hảo cũng vẫn được xem là thương hiệu nước khoáng có tiếng trong nước, doanh thu năm 2009 đạt 184 tỷ đồng và tăng 73% lên 320 tỷ đồng vào năm 2010. Lợi nhuận sau thuế những năm 2009, 2010 cũng đạt xấp xỉ 15-17 tỷ đồng.

Tuy nhiên năm 2011 khi công ty hết hạn giấy phép hoạt động khai khoáng, tình hình kinh doanh đình trệ, doanh thu giảm sút chỉ tính bằng trăm triệu và lãi cũng chỉ ở mức trăm triệu. Đây cũng là năm bà Hoàng Yến tham gia vào Hội đồng quản trị công ty, tích cực xin gia hạn, và cuối năm 2013, giấy phép khai khoáng được cấp trở lại.

Năm 2016 doanh thu thuần đạt 729 tỷ đồng, tăng 21,6% so với năm 2015. Lãi sau thuế đạt mức 89 tỷ đồng – tăng đột biến so với số lãi tính bằng trăm triệu năm 2015 và số lỗ hơn 1 tỷ đồng năm 2014. Những năm 2020, 2021 dù ảnh hưởng của dịch bệnh, lợi nhuận của Vĩnh Hảo vẫn rất lớn, lần lượt đạt 96 và 63 tỷ đồng cả năm.

Hồ sơ nữ doanh nhân: Nguyễn Hoàng Yến – Hành trình từ một giảng viên đến bóng hồng quyền lực trên thương trường

Vinacafe Biên Hòa tiền thân là Nhà máy cà phê Coronel thuộc sở hữu của ông Marcel Coronel người Pháp, xây dựng năm 1969 tại Khu Kỹ nghệ Biên Hoà. Nhà máy có hệ thống máy móc được nhập khẩu từ Đức, là nhà máy chế biến cà phê hoà tan đầu tiên trong toàn khu vực các nước Đông Dương.

Năm 2011 Vinacafe Biên Hòa đưa cổ phiếu lên giao dịch trên sàn chứng khoán với cơ cấu cổ đông gồm 3 cổ đông lớn sở hữu 66,6% vốn điều lệ là Tổng Công ty Cà phê Việt Nam (Vinacafe - 50,26% vốn cổ phần); Chứng khoán Beta (8,63% vốn cổ phần) và ông Trần Quang Lộc (7,7% vốn cổ phần). Số còn lại nằm trong tay của 374 cổ đông là các tổ chức và cá nhân.

Bước ngoặt bắt đầu từ năm 2013 khi cổ đông nhà nước Vinacafe và 2 cổ đông lớn dần thoái vốn, cái tên mới xuất hiện thay thế, trở thành công ty mẹ là Masan Consumer (sau này Masan Consumer chuyển nhượng toàn bộ cổ phần VCF sang cho Masan Beverage quản lý). Masan Consumer sau đó tiếp tục chào mua thêm cổ phiếu, gia tăng tỷ lệ sở hữu, giá chào mua có lúc rất cao, đến 170.000 đồng/cổ phiếu, dần thâu tóm gần hết số cổ phiếu VCF tự do với mong muốn nắm đủ toàn bộ 100% vốn cổ phần tại Vinacafe Biên Hoà.

Năm 2013 khi Masan Consumer trở thành công ty mẹ của Vinacafe Biên Hòa cũng là năm bà Hoàng Yến tiếp nhận công việc lãnh đạo trong Hội đồng quản trị của Vinacafe Biên Hòa. Dấu ấn của các lãnh đạo công ty tại VCF là rất lớn khi lợi nhuận hàng năm đều đạt hàng trăm tỷ đồng, đặc biệt năm 2020 còn lãi sau thuế trên 700 tỷ đồng.

Vinacafe Biên Hòa cũng là một trong số rất ít doanh nghiệp không chạy theo tăng vốn, vốn điều lệ giữ nguyên mức gần 266 tỷ đồng từ năm 2011 đến nay, nhờ vậy biên lợi nhuận cao, EPS luôn xếp hàng “khủng” trong số các doanh nghiệp trên sàn. Giá cổ phiếu VCF cũng luôn “neo” ở mức cao. Hiện VCF đang giao dịch quanh mức 260.000 đồng/cổ phiếu, vốn hóa đạt trên 6.900 tỷ đồng. Với việc thâu tóm Vinacafe Biên Hòa, Masan thành công trong việc “giành” một góc miếng bánh ngon trong thị trường cà phê.

Hồ sơ nữ doanh nhân: Nguyễn Hoàng Yến – Hành trình từ một giảng viên đến bóng hồng quyền lực trên thương trường
Hồ sơ nữ doanh nhân: Nguyễn Hoàng Yến – Hành trình từ một giảng viên đến bóng hồng quyền lực trên thương trường

Ngoài việc tham gia điều hành tại nhiều công ty con như Vĩnh Hảo, bột giặt NET, hay tham gia vào Vinacafe Biên Hoà từ những ngày đầu về tay Masan, bà Nguyễn Hoàng Yến được biết đến là nhà điều hành chủ chốt trong mảng kinh doanh thực phẩm, đồ uống của Masan, đặc biệt là theo mỗi bước tiến của Masan Consumer.

Báo cáo tài chính của Masan ghi nhận Masan Consumer luôn có lãi nghìn tỷ từ 2010 đến nay, trong đó năm 2021, 2022 lãi kỷ lục trên 5.500 tỷ đồng. Doanh thu cũng đạt xấp xỉ 27.000 tỷ đồng năm 2022.

Hồ sơ nữ doanh nhân: Nguyễn Hoàng Yến – Hành trình từ một giảng viên đến bóng hồng quyền lực trên thương trường
Hồ sơ nữ doanh nhân: Nguyễn Hoàng Yến – Hành trình từ một giảng viên đến bóng hồng quyền lực trên thương trường

Trên thị trường chứng khoán, một trong những điểm đặc trưng của bà Hoàng Yến là việc “chỉ mua, không bán”. Số cổ phiếu trong tay bà Hoàng Yến tăng lên sau những lần mua gom. Nhà đầu tư gần như không thấy động thái bán ra của bà Hoàng Yến. Đây cũng chính là điểm khiến bà Hoàng Yến luôn giữ được khối tài sản lớn, duy trì tên mình trong TOP 100 người giàu nhất sàn chứng khoán. Trong khi đó đó ông Nguyễn Đăng Quang ở TOP 5 với khối tài sản trị giá khoảng 22.400 tỷ đồng.

Bà Hoàng Yến cũng là một trong số ít doanh nhân không có nhiều giao dịch cầm cố tài sản. Lần gần đây nhất theo thông tin giao dịch tài sản đảm bảo ghi nhận việc bà Hoàng Yến thế chấp tài sản là vào năm 2006, đã gần 20 năm.

Là nữ doanh nhân sở hữu khối tài sản nghìn tỷ, từ nhiều năm nay bà Nguyễn Hoàng Yến luôn xếp trong TOP những người phụ nữ thành công trên thương trường. Là vợ của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang, cùng tham gia lãnh đạo tại rất nhiều công ty, tuy vậy bà Nguyễn Hoàng Yến là một doanh nhân kín tiếng, rất ít khi xuất hiện nhiều trước truyền thông. Không xuất hiện ồn ào, bà Hoàng Yến được ví như hậu phương vững chắc của Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang.

Những cặp vợ chồng doanh nhân quyền lực bậc nhất Việt Nam đang sở hữu khối tài sản khủng cỡ nào?

Doanh nhân tuổi Mão nổi tiếng trên thị trường chứng khoán làm ăn ra sao?

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/ho-so-nu-doanh-nhan-nguyen-hoang-yen-hanh-trinh-tu-mot-giang-vien-den-bong-hong-quyen-luc-tren-thuong-truong-172341.html
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Hồ sơ nữ doanh nhân: Nguyễn Hoàng Yến – Hành trình từ một giảng viên đến bóng hồng quyền lực trên thương trường
POWERED BY ONECMS & INTECH