Thế giới

Carry trade và hơn 3 thập kỷ biến động như 'tàu lượn siêu tốc' của đồng yên Nhật Bản

Đào Doãn 10/08/2024 14:11

Việc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) tăng lãi suất vào tuần trước đã gây chấn động thị trường toàn cầu, làm đảo ngược vị thế “carry trade” đối với đồng yên.

"Carry trade" vẫn là mối đe dọa với TTCK toàn cầu?

Trong vài năm qua, đồng yên Nhật Bản phải chịu áp lực khi thị trường tập trung vào chênh lệch lãi suất lớn giữa Mỹ và Nhật Bản. Đồng yên đã mất hơn 20% giá trị so với đồng USD kể từ đầu năm 2022, khiến Tokyo phải can thiệp nhiều lần vào tháng 9 và tháng 10 cùng năm để hỗ trợ đồng nội tệ.

Hơn 3 thập kỷ biến động như 'tàu lượn siêu tốc' của đồng yên, liệu carry trade đảo chiều có 'đe dọa trực diện' tới TTCK toàn cầu? - ảnh 1
Đồng yên đã mất hơn 20% giá trị so với đồng USD kể từ đầu năm 2022

Dẫu vậy, đồng yên vẫn tiếp tục giảm dù đã có thêm các biện pháp can thiệp vào tháng 4 và tháng 5 năm 2024. Đồng tiền này chạm mức thấp nhất trong 38 năm là 161,96 yên đổi 1 USD vào ngày 3/7. Nhật Bản cũng bị nghi ngờ đã can thiệp một lần nữa vào giữa tháng 7 để ngăn chặn sự suy yếu của đồng nội tệ.

Tuy nhiên, xu hướng giảm của đồng tiền này đã đảo ngược trong những ngày gần đây, trong bối cảnh sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) thông báo tăng lãi suất vào ngày 31/7, đồng thời thị trường đang kỳ vọng Mỹ sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ thời gian tới.

Động thái cứng rắn của BOJ, kết hợp nỗi lo kinh tế Mỹ suy thoái đã làm rung chuyển các thị trường chứng khoán toàn cầu. Các giao dịch chênh lệch lãi suất (carry trade) của đồng yên đã đảo chiều mạnh mẽ.

>> Chứng khoán Nhật Bản giảm mạnh nhất kể từ năm 2020, vì đâu nên nỗi?

Carry trade là chiến lược mà các nhà đầu tư vay tiền từ những nơi có lãi suất thấp, điển hình là Nhật Bản, sau đó sử dụng số tiền này để đầu tư vào các đồng tiền có lãi suất cao hơn, ví dụ đồng peso Mexico. Nguyên nhân khiến đồng nội tệ Nhật Bản trở thành đồng tiền được ưa chuộng nhất cho chiến lược này, chủ yếu là vì chính sách lãi suất cực thấp của Nhật Bản.

Tuy nhiên, giao dịch này sẽ chỉ có hiệu quả nếu đồng yên rẻ và biến động thị trường ở mức thấp. Nhưng trong thời gian gần đây, đồng yên đã tăng vọt dù cho vẫn còn yếu so với vài thập kỷ qua.

Hơn 3 thập kỷ biến động như 'tàu lượn siêu tốc' của đồng yên, liệu carry trade đảo chiều có 'đe dọa trực diện' tới TTCK toàn cầu? - ảnh 2
Chỉ số Nikkei 225 và tỷ giá yên/USD

Theo một số ước tính, giao dịch carry trade bằng đồng yên đã trở thành một trong những giao dịch có quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Chiến lược gia toàn cầu tại UBS, ông James Malcolm tính toán giao dịch carry trade USD - yên tích lũy kể từ năm 2011 có thể lên tới 500 tỷ USD. Theo đó, khoảng một nửa được tạo ra chỉ trong 2-3 năm gần đây. Nhưng ông cũng cho rằng khoảng 200 tỷ USD trong lượng này đã bị bán tháo chỉ trong vài tuần qua.

Hiện tại, câu hỏi mà thị trường muốn biết là liệu sự đảo chiều lần này đã đạt "đỉnh điểm" chưa?. Một số chuyên gia cho rằng phần lớn các vị thế đầu cơ đã được thanh lý. Nhưng số khác bi quan hơn lại lên tiếng "cảnh báo" rằng mọi thứ mới chỉ là bắt đầu, có thể nhiều đợt thanh lý nữa sẽ diễn ra khi làn sóng bán tháo lan từ các quỹ phòng hộ sang các nhà đầu tư "tiền thật".

Osamu Takashima, Chuyên gia phân tích tiền tệ tại Citi dự đoán đồng yên có thể mạnh lên và chạm mức 129 yên đổi 1 USD vào năm 2026, thậm chí là 116 yên đổi 1 USD vào năm 2027.

Những lần can thiệp vào thị trường tiền tệ của Chính phủ Nhật Bản

Trước đây, các nhà chức trách Nhật Bản thường can thiệp để ngăn đồng yên tăng giá quá mạnh, vì đồng yên mạnh sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu.

Tuy nhiên, xu hướng này đã thay đổi vào năm 2022 khi Tokyo vào cuộc và mua đồng yên để bảo vệ giá trị của nó. Điều này xảy ra sau khi đồng nội tệ Nhật Bản lao dốc do kỳ vọng rằng BOJ sẽ duy trì lãi suất cực thấp, ngay cả khi các Ngân hàng Trung ương khác thắt chặt chính sách tiền tệ để chống lại lạm phát gia tăng.

Bộ Tài chính Nhật Bản thường quyết định khi nào cần can thiệp và Ngân hàng Trung ương sẽ thực hiện theo lệnh của họ. Quyết định này có tính chính trị cao vì sự phụ thuộc của Nhật Bản vào xuất khẩu khiến công chúng nhạy cảm hơn so với các quốc gia khác về biến động của đồng yên.

Với việc nhiều nhà sản xuất chuyển dịch hoạt động ra nước ngoài, lợi ích của đồng yên yếu đã giảm đi. Thay vào đó, đồng yên yếu trở thành gánh nặng cho các hộ gia đình và nhà bán lẻ, do làm tăng chi phí nhập khẩu nhiên liệu và nguyên liệu thô.

Tokyo đã can thiệp vào ngày 29/4 và ngày 1/5 năm nay, để chống lại sự suy giảm của đồng yên, theo dữ liệu của Bộ Tài chính. Sau khi những biện pháp này không thể khiến xu hướng giảm đảo ngược, các nhà chức trách Nhật Bản được cho là đã can thiệp thêm một lần nữa vào tháng 7.

Nhật Bản thường không xác nhận liệu họ có can thiệp vào thị trường tiền tệ hay không và chỉ tuyên bố họ sẽ thực hiện các hành động cần thiết đối với những biến động quá mức của tỷ giá hối đoái.

Hơn 3 thập kỷ biến động như 'tàu lượn siêu tốc' của đồng yên, liệu carry trade đảo chiều có 'đe dọa trực diện' tới TTCK toàn cầu? - ảnh 3
Những lần can thiệp vào thị trường tiền tệ của Chính phủ Nhật Bản
Hơn 3 thập kỷ biến động như 'tàu lượn siêu tốc' của đồng yên, liệu carry trade đảo chiều có 'đe dọa trực diện' tới TTCK toàn cầu? - ảnh 4
Những lần can thiệp vào thị trường tiền tệ của Chính phủ Nhật Bản
Hơn 3 thập kỷ biến động như 'tàu lượn siêu tốc' của đồng yên, liệu carry trade đảo chiều có 'đe dọa trực diện' tới TTCK toàn cầu? - ảnh 5
Những lần can thiệp vào thị trường tiền tệ của Chính phủ Nhật Bản
Hơn 3 thập kỷ biến động như 'tàu lượn siêu tốc' của đồng yên, liệu carry trade đảo chiều có 'đe dọa trực diện' tới TTCK toàn cầu? - ảnh 6
Những lần can thiệp vào thị trường tiền tệ của Chính phủ Nhật Bản
Hơn 3 thập kỷ biến động như 'tàu lượn siêu tốc' của đồng yên, liệu carry trade đảo chiều có 'đe dọa trực diện' tới TTCK toàn cầu? - ảnh 7
Những lần can thiệp vào thị trường tiền tệ của Chính phủ Nhật Bản
Hơn 3 thập kỷ biến động như 'tàu lượn siêu tốc' của đồng yên, liệu carry trade đảo chiều có 'đe dọa trực diện' tới TTCK toàn cầu? - ảnh 8
Những lần can thiệp vào thị trường tiền tệ của Chính phủ Nhật Bản
Hơn 3 thập kỷ biến động như 'tàu lượn siêu tốc' của đồng yên, liệu carry trade đảo chiều có 'đe dọa trực diện' tới TTCK toàn cầu? - ảnh 9
Những lần can thiệp vào thị trường tiền tệ của Chính phủ Nhật Bản

Tại sao đồng yên giảm trong những năm gần đây?

Có nhiều yếu tố khác nhau khiến đồng yên giảm giá. Đầu tiên, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất mạnh mẽ và chính sách tiền tệ lỏng lẻo của BOJ đã khiến chênh lệch lãi suất giữa Mỹ và Nhật Bản ở mức cao. Đồng yên từ đó kém hấp dẫn so với đồng USD.

Hơn 3 thập kỷ biến động như 'tàu lượn siêu tốc' của đồng yên, liệu carry trade đảo chiều có 'đe dọa trực diện' tới TTCK toàn cầu? - ảnh 10
Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất mạnh mẽ và chính sách tiền tệ lỏng lẻo của BOJ đã khiến chênh lệch lãi suất giữa Mỹ và Nhật Bản ở mức cao

Thứ hai, Nhật Bản hiện đang nhập khẩu nhiều nhiên liệu và nguyên liệu thô hơn trước đây, dẫn đến việc các công ty phải chuyển đổi đồng yên sang ngoại tệ để thanh toán.

Thứ ba, nhiều nhà sản xuất lớn của Nhật Bản đã chuyển sản xuất ra nước ngoài và tái đầu tư lợi nhuận ở nước ngoài thay vì chuyển lợi nhuận về nước, làm giảm nhu cầu đối với đồng yên.

Tại sao BOJ không tăng lãi suất nhanh hơn?

BOJ đã chấm dứt chính sách lãi suất âm vào tháng 3 và tăng lãi suất lên 0,25% từ mức 0-0,1% vào tháng 7. Thống đốc Kazuo Ueda cũng “phát tín hiệu” có khả năng tăng lãi suất thêm nếu Nhật Bản tiến xa hơn trong việc đạt được mục tiêu lạm phát 2% của Ngân hàng Trung ương.

Các nhà phân tích dự đoán cuối cùng BOJ sẽ tăng lãi suất lên khoảng 1%-1,5% trong vài năm tới. Tuy nhiên, việc thắt chặt dần dần như vậy sẽ khiến chi phí vay mượn ở Nhật Bản vẫn rất thấp so với các quốc gia khác.

Các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản thận trọng với việc tăng lãi suất quá mạnh. Nguyên nhân là do lo ngại điều đó sẽ làm suy yếu tiêu dùng - vốn đã yếu ớt, cũng như có khả năng đe dọa tới sự phục hồi kinh tế mong manh. Chưa hết, nếu lãi suất dài hạn tăng đột biến, điều này sẽ dẫn đến việc Chính phủ Nhật Bản phải trả lãi suất cao hơn khi vay vốn để tài trợ cho các khoản nợ công của mình.

Hơn 3 thập kỷ biến động như 'tàu lượn siêu tốc' của đồng yên, liệu carry trade đảo chiều có 'đe dọa trực diện' tới TTCK toàn cầu? - ảnh 11
Các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản thận trọng với việc tăng lãi suất quá mạnh vì lo lắng nó có thể đe dọa tới sự phục hồi kinh tế mong manh

Ưu và nhược điểm khi đồng yên yếu

Đồng yên yếu làm tăng chi phí nhập khẩu nhiên liệu, thực phẩm và nguyên liệu thô, gây tổn hại cho các nhà bán lẻ và hộ gia đình khi chi phí sinh hoạt cao hơn. Dữ liệu lạm phát cho thấy lạm phát lõi, không bao gồm giá thực phẩm tươi sống nhưng bao gồm chi phí nhiên liệu, đã cao hơn mục tiêu của BOJ trong 27 tháng qua.

Hơn 3 thập kỷ biến động như 'tàu lượn siêu tốc' của đồng yên, liệu carry trade đảo chiều có 'đe dọa trực diện' tới TTCK toàn cầu? - ảnh 12
Lạm phát lõi Nhật Bản

Tuy nhiên, đồng yên yếu không hoàn toàn bất lợi cho nền kinh tế Nhật Bản. Việc đó mang lại lợi ích cho các công ty xuất khẩu Nhật Bản bằng cách làm tăng giá trị lợi nhuận tính bằng đồng yên mà họ kiếm được từ nước ngoài. Lợi nhuận tăng có thể kéo theo tăng lương và giúp củng cố tiêu dùng.

Hơn 3 thập kỷ biến động như 'tàu lượn siêu tốc' của đồng yên, liệu carry trade đảo chiều có 'đe dọa trực diện' tới TTCK toàn cầu? - ảnh 13
Đồng yên yếu mang lại lợi ích cho các công ty xuất khẩu Nhật Bản

Đồng yên yếu cũng thúc đẩy du lịch. Số lượng khách nước ngoài đến Nhật Bản đã tăng mạnh trong vài năm qua, mang lại lợi ích cho các khách sạn, cửa hàng bách hóa và các doanh nghiệp khác sau khi phải chịu đựng các hạn chế của đại dịch Covid-19.

Theo Reuters, FT

>> Hàng loạt chuyên gia bất ngờ lên tiếng điều chỉnh dự báo đồng yên, thị trường cần đặc biệt chú ý những gì?

Mất gần 4 tỷ USD, Warren Buffett vẫn tìm thấy 'món hời' trong cú sập của thị trường chứng khoán Nhật Bản?

Nóng: BOJ bất ngờ tăng lãi suất lần thứ 2 trong năm

Theo thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/nhip-song-do-day/hon-3-thap-ky-bien-dong-nhu-tau-luon-sieu-toc-cua-dong-yen-lieu-carry-trade-dao-chieu-co-de-doa-truc-dien-toi-ttck-toan-cau-125268.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Carry trade và hơn 3 thập kỷ biến động như 'tàu lượn siêu tốc' của đồng yên Nhật Bản
    POWERED BY ONECMS & INTECH