Một cường quốc 3 lần từ chối Nhật, ‘ngó lơ’ yêu cầu của Mỹ, chi 480 tỷ NDT ‘mời’ Trung Quốc dùng công nghệ tiên tiến xây công trình quốc gia
Một cường quốc đã mời Trung Quốc sử dụng công nghệ hiện đại nhất thế giới để “xây giúp” công trình quốc gia và sẵn sàng chi số tiền lên tới 480 tỷ NDT.
Tin tưởng hoàn toàn vào Trung Quốc
Các công trình xây dựng cùng công nghệ tiên tiến của Trung Quốc luôn khiến thế giới ngỡ ngàng. Vì vậy, nhiều quốc gia đã nhờ tới Trung Quốc để giúp họ xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô lớn. Được biết, trong số đó có nước Anh.
Đường sắt cao tốc có vai trò thúc đẩy to lớn cho sự phát triển kinh tế của Anh và nhiều quốc gia trên thế giới. Sau nhiều năm nỗ lực nghiên cứu và phát triển, Trung Quốc đã sở hữu nhiều công nghệ xây dựng đường sắt cao tốc hàng đầu thế giới.
Về phần nước Anh, sau khi tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên được xây dựng, nước này đã lên kế hoạch khởi công xây dựng tuyến đường sắt cao tốc thứ 2. Tuy nhiên, do địa hình phức tạp nên công trình chưa thể được khởi công. Anh đã tìm các công nghệ hiện đại của các quốc gia khác để hỗ trợ công trình quốc gia này.
Anh đã mời thầu và nhiều nước cũng háo hức thử nghiệm, Nhật Bản là một trong số đó. Trên thực tế, công nghệ đường sắt cao tốc của Nhật Bản rất tốt, Nhật 3 lần liên tục muốn Anh giao tuyến đường sắt cao tốc này cho họ xây dựng nhưng đều bị Anh từ chối.
Sau đó Mỹ cũng đã ngỏ lời muốn giúp Anh xây dựng nhưng cũng bị nước này khéo léo từ chối. Được biết, việc xây dựng tuyến đường sắt cao tốc thứ hai đang được tiến hành, dự kiến sẽ đưa vào hoạt động vào năm 2033.
Công nghệ hiện đại hàng đầu
Khi tuyến đường sắt cao tốc này được hoàn thành và đi vào hoạt động, nó sẽ thúc đẩy đáng kể sự phát triển của nền kinh tế nước Anh. Còn đối với Trung Quốc, tuyến đường sắt cao tốc này sẽ tiếp tục là minh chứng về những thành tựu cơ sở hạ tầng của Trung Quốc. Do đó, cả hai nước đều rất coi trọng đại dự án này.
Để xây dựng tuyến đường sắt, Trung Quốc đã áp dụng phương pháp xây dựng kỹ thuật đường sắt thông minh và công nghệ số. Cụ thể, quy trình xây dựng đường ray được triển khai và thúc đẩy theo từng giai đoạn được số hóa cụ thể, áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo và cuối cùng là hiện thực hóa vận hành đường sắt thông minh.
Về số hóa, Trung Quốc số hóa thông tin và sử dụng trí tuệ nhân tạo trong lắp ráp, xây dựng tại chỗ, vận hành và bảo trì. Các công nghệ về trí tuệ nhân tạo như nhận diện, truyền tải thông minh...đã được áp dụng, từ đó giúp việc xây dựng, vận hành và bảo trì đường ray được tự động hóa.
Đặc biệt, công nghệ BIM được ứng dụng triệt để nhằm trực quan hóa đa chiều, mô phỏng xuyên suốt toàn bộ quá trình thiết kế, xây dựng, vận hành và bảo trì đường sắt. Từ đó, công nghệ này sẽ tối đa hóa sự tương tác và chia sẻ thông tin, giảm thiểu sự thay đổi thiết kế trong quá trình xây dựng và giúp tiết kiệm tài nguyên.
Cụ thể, BIM (Building Information Modeling) là một quy trình vô cùng hiện đại đang được sử dụng trong ngành xây dựng (AEC). Công nghệ này dựa trên các mô hình 3D kỹ thuật số được sử dụng xuyên suốt vòng đời của một dự án thiết kế, hạ tầng và xây dựng.
BIM sẽ được dựng dựa trên các thiết kế 2D, 3D, nhưng nó là những mô hình cao cấp hơn nhiều so với các bản vẽ đơn thuần. Các mô hình này sẽ cho thấy thông tin cho mỗi chi tiết của thiết kế và những thông số này có thể thay đổi cũng như cập nhật trong quá trình phát triển xây dựng dự án.
Trung Quốc phát hiện mỏ dự trữ vàng khổng lồ, trị giá 83 tỷ USD
Tập đoàn hàng đầu Trung Quốc sẽ cùng Vingroup (VIC) thực hiện dự án cầu Tứ Liên bắc qua sông Hồng