Quốc gia châu Á ‘hồi sinh’ tuyến đường sắt cao tốc 21 tỷ USD, kêu gọi khu vực tư nhân 'đi đầu' tài trợ để tránh ‘bom nợ’

10-06-2024 14:57|Phương Nhi

Bộ trưởng Giao thông Vận tải Malaysia cho biết Chính phủ rất muốn khôi phục dự án đường sắt nhưng không muốn kết thúc với 'nghĩa vụ tài chính khổng lồ'.

Bộ trưởng Giao thông Vận tải Malaysia Anthony Loke cho biết, tuyến đường sắt cao tốc (HSR) của Malaysia từ Kuala Lumpur đến Singapore vẫn là một phần quan trọng trong vấn đề nâng cấp cơ sở hạ tầng, nhưng dự án sẽ chỉ được tiến hành nếu được tài trợ tư nhân để tránh gánh thêm nợ cho nền kinh tế nước này.

Nếu không có sự hỗ trợ tài chính của Chính phủ, các nhà thầu tiềm năng – bao gồm cả từ Nhật Bản – được cho là đã né tránh đầu tư lớn vào dự án kết nối này.

Nhưng vị Bộ trưởng cho biết Chính phủ sẽ không thay đổi lập trường của mình đối với tuyến đường sắt, vốn đã bị đình chỉ một lần và sau đó được khôi phục kể từ khi Malaysia và Singapore ký biên bản ghi nhớ vào năm 2016.

Quốc gia châu Á ‘hồi sinh’ tuyến đường sắt cao tốc 21 tỷ USD, kêu gọi khu vực tư nhân 'đi đầu' tài trợ để tránh ‘bom nợ’
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Malaysia Anthony Loke. Ảnh: SCMP

Ông nói với This Week in Asia trong một cuộc phỏng vấn: “Trong những năm qua, một trong những vấn đề mà Chính phủ Malaysia phải đối mặt là tỷ lệ nợ cao… chúng tôi dự định cắt giảm bớt khoản nợ này”.

Ông Loke bày tỏ: “Vì vậy, với những dự án cơ sở hạ tầng lớn như vậy, chúng tôi hy vọng rằng khu vực tư nhân sẽ tham gia, nhưng tất nhiên là với một mô hình bền vững”. “Chúng tôi không muốn phải gánh một nghĩa vụ tài chính khổng lồ cho Chính phủ Malaysia”.

Dự án HSR dự kiến ​​sẽ không có mức giá rẻ. Một số dự đoán cho rằng chi phí lên tới 100 tỷ ringgit (21,3 tỷ USD), mặc dù Chính phủ chưa xác nhận ngân sách cụ thể.

“Tính đến thời điểm hiện tại, nguyên tắc của chúng tôi vẫn giữ nguyên. Đó là, chúng tôi muốn khu vực tư nhân dẫn đầu dự án này”, ông Loke cho hay.

Tuyến đường này nhằm mục đích giảm thời gian di chuyển giữa thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia và Singapore từ khoảng 4 giờ bằng đường bộ xuống chỉ còn 90 phút bằng đường sắt.

Ban đầu dự án dự kiến ​​​​mở cửa vào năm 2026. Tuy nhiên, nó đã bị hủy bỏ vào tháng 1/2021, một phần do mức giá hàng tỷ USD, mặc dù nó có tiềm năng trở thành mắt xích quan trọng trong mạng lưới đường sắt cao tốc do Bắc Kinh hậu thuẫn nối miền Nam Trung Quốc với Singapore.

Tuy nhiên, Malaysia dường như đã cam kết khôi phục dự án khi vị tân Quốc vương Ibrahim Iskandar hồi tháng 1 nói rằng đây sẽ là ưu tiên trong nhiệm kỳ 5 năm của ông.

Động thái này diễn ra trong bối cảnh Malaysia đang tìm cách cải thiện mạng lưới giao thông và bắt kịp một số nước trong khu vực, bao gồm Indonesia và Thái Lan, về kết nối đường sắt.

Thách thức của dự án đường sắt HSR

Vào tháng 1 vừa qua, hãng tin Kyodo đưa tin một số công ty Nhật Bản đã từ chối tham gia dự án HSR vì rủi ro tài chính có thể đến từ việc thiếu nguồn tài trợ của Chính phủ.

Các công ty, trong đó có Công ty Đường sắt Đông Nhật Bản, đang tìm cách áp dụng mô hình tàu cao tốc shinkansen của Nhật Bản tại Malaysia, báo cáo của Kyodo cho biết, trích dẫn nguồn tin từ cả Chính phủ Nhật Bản và Malaysia.

Quốc gia châu Á ‘hồi sinh’ tuyến đường sắt cao tốc 21 tỷ USD, kêu gọi khu vực tư nhân 'đi đầu' tài trợ để tránh ‘bom nợ’
Ảnh minh họa

Nhưng vị Bộ trưởng cho rằng việc các công ty này đã rút khỏi dự án là “không chính xác” vì Malaysia chưa mở thầu.

Ông nói, một số công ty có thể đã rút lui trong quá trình yêu cầu xử lý thông tin được đưa ra vào tháng 7 năm ngoái, vì họ cảm thấy mình “không đủ năng lực để đưa ra đề xuất”.

“Tất nhiên chúng tôi chấp nhận điều đó”, ông nói thêm. “Nhưng dự án có đủ sự quan tâm từ những tập đoàn từ các quốc gia khác và các công ty địa phương ở Malaysia để tham gia vào dự án”.

Các báo cáo cho thấy có ba tập đoàn đã lọt vào danh sách rút gọn cho dự án HSR, bao gồm hai liên doanh địa phương và một tập đoàn Trung Quốc, được cho là do Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc thuộc sở hữu Nhà nước đứng đầu.

Sau khi những điều này được xác nhận, Malaysia sẽ mở các cuộc thảo luận chính thức với Singapore và sau đó Chính phủ nước này sẽ quyết định xem họ có muốn tham gia vào dự án hay không.

Vào tháng 8, Singapore cho biết họ sẽ sẵn sàng thảo luận về các đề xuất mới từ Malaysia và tiếp cận dự án với một “tâm thế mới”. Trở lại năm 2021, khi Malaysia hủy dự án, họ đã phải trả cho Singapore khoản phí bồi thường hơn 100 triệu đô la Singapore (74 triệu USD).

Loke nói: “Chúng tôi cần có các cuộc thảo luận sâu hơn ở cấp Chính phủ… trước khi đi đến kết luận về cách đưa ra đề xuất”. “Sau khi hoàn tất, chúng tôi cần bắt đầu đàm phán với phía Singapore vì dự án này có sự tham gia của hai quốc gia”.

>> Trung Quốc triển khai siêu dự án đường sắt kết nối Á - Âu, dài hơn 500km và tránh đi qua Nga

Quốc gia có diện tích chỉ bằng 1/8 Việt Nam gây choáng với tuyến đường sắt dốc nhất thế giới, kỳ tích kĩ thuật 'xô đổ' mọi quy luật tự nhiên

Quốc gia nhỏ bé gần Việt Nam xây tuyến đường sắt cao tốc dài hơn 1.600km, chạy xuyên qua 3 quốc gia với vận tốc lên tới 350km/h

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/quoc-gia-chau-a-hoi-sinh-tuyen-duong-sat-cao-toc-21-ty-usd-keu-goi-khu-vuc-tu-nhan-di-dau-tai-tro-de-tranh-bom-no-238071.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Quốc gia châu Á ‘hồi sinh’ tuyến đường sắt cao tốc 21 tỷ USD, kêu gọi khu vực tư nhân 'đi đầu' tài trợ để tránh ‘bom nợ’
POWERED BY ONECMS & INTECH