Trung Quốc dồn lực chế tạo máy bay thương mại nhằm giảm phụ thuộc vào Boeing, Airbus

19-12-2023 21:49|Phương Nhi

Quốc gia này hiện có 176 máy bay chở khách hoạt động trên các tuyến đường cao nguyên, chiếm chưa đến 5% toàn bộ đội tàu bay dân dụng.

Tờ SCMP đưa tin, Trung Quốc đang phát triển phiên bản mới phù hợp với địa hình cao nguyên, chỉ vài tháng sau khi máy bay nội địa C919 bay thương mại lần đầu. Trong bối cảnh quốc gia này đang nỗ lực theo đuổi mục tiêu tự chủ về công nghệ trong ngành hàng không, giảm phụ thuộc vào Airbus, Boeing.

Trung Quốc dồn lực chế tạo máy bay thương mại nhằm giảm phụ thuộc vào Boeing, Airbus
Máy bay C919

Tập đoàn Máy bay Thương mại Trung Quốc (Comac) thuộc sở hữu nhà nước, nhà sản xuất C919, đã ký thỏa thuận hợp tác với hãng Tibet Airlines vào cuối tuần qua tại Thượng Hải để cùng phát triển một mẫu máy bay phù hợp với địa hình cao nguyên.

Chủ tịch Comac Chu Xinmin cho biết: "Tibet Airlines đã tích lũy được kinh nghiệm phong phú khi bay ở vùng cao nguyên với tư cách là hãng hàng không cao nguyên đầu tiên của Trung Quốc và sẽ hợp tác với Comac để thúc đẩy nghiên cứu và phát triển máy bay phản lực nội địa phù hợp với địa hình cao nguyên".

Báo cáo cho biết, họ đã đồng ý cùng thành lập một trung tâm nghiên cứu quốc gia trong lễ ký kết.

Là quốc gia có nhiều sân baỳy nằm trên cao nguyên nhất thế giới, Trung Quốc đang cố gắng phát triển một loại máy bay phản lực nội địa mới cho các khu vực cao nguyên nhằm giảm sự phụ thuộc vào các nhà sản xuất nước ngoài.

Boeing 737-700, Airbus A330 và A319 chủ yếu thống trị thị trường Trung Quốc về máy bay phản lực phù hợp với khu vực cao nguyên.

Máy bay phản lực phù hợp với địa hình cao nguyên thường ngắn hơn và mang nhiều bình oxy hơn để đảm bảo máy bay có thể duy trì nguồn cung cấp dưỡng khí liên tục trong trường hợp giảm áp suất.

Động cơ máy bay cũng có lực đẩy mạnh hơn để giúp máy bay ổn định ở trên cao. Ngoài ra, chúng được trang bị hệ thống liên lạc vệ tinh chính xác hơn để phù hợp với địa hình phức tạp.

Được biết, Tây Tạng là một trong những khu vực khó bay nhất trên thế giới do điều kiện gió và cát trong mùa đông và mùa xuân cũng như giông bão vào mùa hè và mùa thu. Theo một báo cáo hồi tháng 6 của tạp chí China Aviation Daily, tốc độ gió có thể thay đổi đáng kể và sự phức tạp về địa lý của khu vực đã hạn chế chuyến bay của các máy bay thông thường trên khu vực này.

Báo cáo cho biết, Trung Quốc có 176 máy bay chở khách hoạt động trên các tuyến đường cao nguyên, chiếm chưa đến 5% toàn bộ đội tàu bay dân dụng của nước này.

Comac cho biết, C919 phiên bản bay trên cao nguyên sẽ có số ghế ít hơn phiên bản thường. Ngoài ra, hãng này cũng phát triển C919 phiên bản lớn, dài hơn mẫu phi cơ tiêu chuẩn 7,4m, có thể di chuyển giữa các thành phố lớn tại Trung Quốc hoặc trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

>> Máy bay 'Made in China' lần đầu cất cánh ở bên ngoài đại lục: Liệu có thể đánh bại Boeing và Airbus?

Mua hơn 900 vé máy bay, người phụ nữ Trung Quốc bị công an triệu tập, vạch trần thủ đoạn trục lợi hơn 10 tỷ đồng

Một hãng hàng không "bạo chi" 52 tỷ USD mua 95 máy bay Boeing

Nga thử nghiệm thành công "siêu phẩm" máy bay chở khách thân rộng mới, có thể thay thế hoàn toàn phương Tây

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/trung-quoc-don-luc-che-tao-may-bay-thuong-mai-nham-giam-phu-thuoc-vao-boeing-airbus-216159.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Trung Quốc dồn lực chế tạo máy bay thương mại nhằm giảm phụ thuộc vào Boeing, Airbus
POWERED BY ONECMS & INTECH