Vì sao Cao tốc TP.HCM - Mộc Bài phải tăng hơn 1000 tỷ đồng?

12-07-2023 23:17|Hương Giang - Duy Long

Việc tăng vốn hơn 1.026 tỉ đồng so với kế hoạch trình HĐND TP.HCM như trước đây nhằm nâng cao tỷ lệ góp vốn nhà nước trong dự án, tăng tính khả thi để thu hút các nhà đầu tư tham gia.

Đó là nội dung được thống nhất tại kỳ họp giữa năm, HĐND TP.HCM thông qua nghị quyết thống nhất chủ trương điều chỉnh quy mô và đảm bảo thực hiện cân đối đủ vốn ngân sách TP.HCM tham gia vào dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, sáng 12/7/2023.

Dự án xây dựng cao tốc TP.HCM - Mộc Bài giai đoạn 1 cần tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 21.521 tỉ đồng; trong đó, tổng vốn ngân sách TP.HCM bố trí thêm 1.026 tỉ đồng.

Theo đó, Dự án xây dựng cao tốc TP.HCM - Mộc Bài giai đoạn 1 cần tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 21.521 tỉ đồng; trong đó, tổng vốn ngân sách TP.HCM bố trí thêm 1.026 tỉ đồng.

Theo tờ trình này, UBND TP đề nghị điều chỉnh quy mô dự án và cho phép TP bố trí thêm 2.900 tỉ từ nguồn vốn ngân sách TP tham gia vào hỗ trợ công tác xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật dự án PPP để nâng cao tỉ lệ % góp vốn nhà nước trong dự án.

“Việc này cũng nhằm tăng tính khả thi để thu hút các nhà đầu tư tham gia. Số vốn này sẽ được bố trí và giải ngân trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030, do đó sẽ không làm ảnh hưởng đến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 đã thông qua”, tờ trình của UBND TP nêu.

Như vậy tổng vốn ngân sách TP cần bố trí theo phương án này là 6.927 tỉ, tăng 1.026 tỉ đồng so với phương án trình HĐND TP trước đây. Trong đó 4.027 tỉ bố trí trong kế hoạch trung hạn 2021 - 2025 và 2.900 tỉ đồng bố trí trong kế hoạch trung hạn 2026 - 2030.

Cũng theo tờ trình, UBND TP dự kiến trình Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư dự án trước ngày 31/8/2023. Phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi trước ngày 31/12/2023. Dự án dự kiến khởi công trước ngày 30/4/2025 và hoàn thành, thông xe dự án trước ngày 31/12/2027.

Trước đó, dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài công bố tổng số vốn đầu tư giai đoạn 1 vào năm 2019 là 10.700 tỉ đồng, sau đó tăng lên 15.900 tỉ đồng vào tháng 5/2021, và tăng lên 16.729 tỉ đồng vào tháng 9/2022

Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài được bổ sung vào danh mục các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải. Theo quy hoạch, cao tốc TP.HCM - Mộc Bài đoạn qua địa phận TP.HCM (từ đầu tuyến đến trước nút giao đường tỉnh 787B) có 8 làn xe; đoạn còn lại trên địa phận tỉnh Tây Ninh 6 làn xe.

Điểm đầu dự án bắt đầu từ đường Vành đai 3 thuộc H.Củ Chi (TP.HCM), đi song song và cách quốc lộ 22 hiện hữu khoảng 3 km - 5 km; điểm cuối đến Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, thuộc H.Bến Cầu (tỉnh Tây Ninh).

Hiện quốc lộ 22 (đường xuyên Á) là tuyến duy nhất nối TP.HCM với Cửa khẩu Mộc Bài - tỉnh Tây Ninh, là cửa ngõ quốc tế với nhiều nước trong khu vực ASEAN. Với các hoạt động giao thương, giao thông ngày càng phát triển, tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài được kỳ vọng tăng năng lực vận chuyển hàng hóa và hành khách, liên kết vành đai 3, 4 với Tây Ninh, nối tiếp tuyến cao tốc Gò Dầu - Xa Mát.

Hiện quốc lộ 22 (đường xuyên Á) là tuyến duy nhất nối TP.HCM với Cửa khẩu Mộc Bài - tỉnh Tây Ninh, là cửa ngõ quốc tế với nhiều nước trong khu vực ASEAN

Đáng chú ý, theo Tờ trình của UBND TP.HCM có 13 dự án đề thị thu hồi đất, tuy nhiên, HĐND TP chỉ chấp thuận thông qua danh mục 9 dự án cần thu hồi đất để phát triển kinh tế, xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trên địa bàn TP, gồm: gồm 4 dự án cần thu hồi đất đăng ký mới với diện tích thu hồi đất dự kiến là 22,28 ha và 5 dự án cần thu hồi đất đã có nghị quyết của HĐND thông qua nhưng đã quá 3 năm nay mới trình lại, với diện tích thu hồi đất dự kiến là 13,29 ha.

Đặc biệt, HĐND TP.HCM không chấp thuận thông qua danh mục 4 dự án cần thu hồi đất. Lý do, các dự án này chưa đảm bảo đủ điều kiện theo quy định, chưa được bố trí vốn kế hoạch đầu tư công năm 2023 để thực hiện dự án, do đó không đảm bảo tính đồng bộ, khả thi trong tổ chức thực hiện dự án cần thu hồi đất, gồm: Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, đề xuất thu hồi 204,29 ha ở các xã Tân Phú Trung, Tân Thạnh Đông, Tân Thạnh Tây, Phước Vĩnh An, Tân An Hội, Nhuận Đức, Phước Hiệp, Trung Lập Hạ, Trung Lập Thượng và Phước Thạnh (H.Củ Chi); Dự án Xây dựng công trình chống sạt lở bờ trái thượng lưu cầu Long Kiểng (Nhà Bè), đề xuất thu hồi 0,42 ha; Dự án Xây dựng Vành đai 2 đoạn từ cầu Phú Hữu đến xa lộ Hà Nội, đề xuất thu hồi 47,67 ha; Dự án Nâng cấp mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh đoạn từ cầu Xây Dựng đến nút giao thông vành đai 2 (kể cả hạng mục cầu Xây Dựng), đề xuất thu hồi 3,12 ha.

Văn bản số: 1887/BQLDAGT -VD3, của Ban Quản lý dự án đầu tư các công trình giao thông TP.HCM đề xuất UBND TP.HCM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ 2.900 tỉ đồng, chi cho bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) đối với cao tốc TP.HCM - Mộc Bài để đảm bảo giải ngân trong năm 2025.

Trước đó, Ban Quản lý dự án đầu tư các công trình giao thông TP.HCM (BQL), đề xuất UBND TP.HCM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ các cơ chế đặc thù để đẩy nhanh tiến độ dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài.

Theo Ban Quản lý dự án đầu tư các công trình giao thông TP.HCM (BQL), ngày 7/4/2023, đơn vị này vừa có văn bản số: 1887/BQLDAGT -VD3, đề xuất UBND TP.HCM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ các cơ chế đặc thù đẩy nhanh tiến độ dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài. Trong đó, về nguồn vốn, BQL kiến nghị ngân sách trung ương hỗ trợ 2.900 tỉ đồng, chi cho bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) của hai địa phương để đảm bảo giải ngân trong năm 2025; Mục tiêu hướng đến là sớm hoàn thành dự án năm 2027 để đồng bộ với tiến độ dự án cao tốc Bavet - Phnom Penh (Camphuchia).

Về triển khai dự án, BQL kiến nghị Thủ tướng cho phép TP.HCM, Tây Ninh triển khai đồng thời một số công việc liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và xác định các bãi xử lý chất thải rắn xây dựng trong giai đoạn chuẩn bị dự án.

Đối với các bộ ngành, BQL cũng kiến nghị giao Bộ Giao thông vận tải phê duyệt dự án thành phần 1 đầu tư xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài theo phương thức đối tác công tư (hợp đồng BOT).

Lở đất khiến tàu cao tốc trật bánh, đường ray bị nhấn chìm chỉ trong 3 phút: Sơ tán hơn 100 người, huy động hàng chục xe cứu thương, dịch vụ đường sắt tê liệt

Hầm xuyên núi thuộc dự án giao thông gần 15.000 tỷ: Sử dụng robot khoan hầm hiện đại nhất Việt Nam, 'vượt nắng thắng mưa' để về đích

Theo diendandoanhnghiep.vn
https://diendandoanhnghiep.vn/vi-sao-cao-toc-tp-hcm-moc-bai-phai-tang-hon-1000-ty-dong-247326.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Vì sao Cao tốc TP.HCM - Mộc Bài phải tăng hơn 1000 tỷ đồng?
    POWERED BY ONECMS & INTECH