Trong vụ Vạn Thịnh Phát, nguyên Chủ tịch ủy ban Kinh doanh SCB là một trong số những người qua tay loạt khoản vay, liên đới gây thiệt hại nhiều nhất cho SCB.
Trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, có 86 người bị truy tố các tội danh khác nhau, nhiều nhất là các cán bộ, lãnh đạo của ngân hàng SCB với 45 người liên quan. Tại SCB có 3 cựu Chủ tịch bị truy tố, ngoài ra nhiều cán bộ nhân viên ở các vị trí khác. Đáng chú ý trong số đó là Đỗ Phú Huy, nguyên Chủ tịch Uỷ ban kinh doanh và đầu tư SCB.
Đỗ Phú Huy làm việc tại ngân hàng SCB từ tháng 11/2010 đến tháng 9/2022, trải qua các vị trí, chức vụ là Trưởng phòng thẩm định tín dụng hội sở ngân hàng Đệ Nhất (1 trong 3 ngân hàng trước khi sáp nhập), trợ lý thư ký HĐQT ngân hàng SCB, thành viên ủy ban/Phó chủ tịch ủy ban kinh doanh và đầu tư, và Chủ tịch ủy ban kinh doanh và đầu tư SCB.
>>Bí ẩn công ty Tường Việt: Nguyên Tổng Giám đốc nhận 3.700 tỷ từ Trương Mỹ Lan
Huy khai, về quy trình làm việc chuẩn, sau khi nhận được tờ trình phê duyệt cho vay của Ban điều hành, thư ký ủy ban lên lịch mời tất cả thành viên họp xem xét, có ý kiến đối với tờ trình, sau đó mới trình Chủ tịch Ủy ban phê duyệt khoản vay.
Tuy nhiên với các khoản vay của nhóm khách hàng Vạn Thịnh Phát có ký hiệu hồ sơ HSTT thì không thực hiện đúng quy trình. Các hồ sơ này đều được giải ngân xong HĐQT mới có quyết định đồng ý cho vay, rồi mới chuyển thủ tục cho Ủy ban kinh doanh và đầu tư để ký hợp thức hóa hồ sơ. Trương Mỹ Lan không chỉ đạo trực tiếp Đỗ Phú Huy, mà Huy nhận thông tin, yêu cầu từ Ban điều hành SCB (Võ Tấn Hoàng Văn và các thành viên khác).
>>Bất ngờ với thủ đoạn mới tinh vi, giúp Trương Mỹ Lan dễ dàng “qua mắt” sự kiểm soát của NHNN
Từ ngày 10/12/2012 đến 21/9/2022 Đỗ Phú Huy đã ký nhiều biên bản, tờ trình… trong đó đồng ý cho 414 khách hàng thuộc nhóm Vạn Thịnh Phát, Trương Mỹ Lan vay 696 khoản, có dư nợ tại SCB đến 17/10/2022 là 640.426 tỷ đồng (trong đó dư nợ gốc 464.198 tỷ đồng và dư nợ lãi 176.228 tỷ đồng).
Huy thừa nhận biết các khoản vay này là của cá nhân/pháp nhân thuộc hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát của Trương Mỹ Lan. Các hồ sơ vay này đều thực hiện theo quy trình ngược, thủ tục trình sang Uỷ ban kinh doanh và đầu tư, HĐQT SCB chỉ là hợp thức hồ sơ khoản vay.
Tổng tài sản đảm bảo cho các khoản vay này, theo kết quả thẩm định của Công ty Thẩm định giá Hoàng Quân, là 150.411 tỷ đồng. Như vậy Đỗ Phú Huy liên đới gây thiệt hại cho SCB 490.015 tỷ đồng được tính bằng tổng dư nợ trừ đi giá trị tài sản đảm bảo.
Quá trình điều tra Đỗ Phú Huy đã thành khẩn khai báo, nhận thức rõ hành vi, tự nguyện nộp lại 100.000 cổ phần SCB để khắc phục hậu quả vụ án.
>>Vụ Vạn Thịnh Phát: Nguyên phó TGĐ của SCB bị cho thôi việc vì phản đối chỉ thị của lãnh đạo
Người đàn ông suýt mất 500 triệu vì chiêu giả danh công an liên quan vụ SCB
Vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Trương Mỹ Lan kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm