Sự sụp đổ của FTX gây ra tác động tiêu cực đến toàn bộ thị trường và ngành công nghiệp tiền điện tử nói chung.
Tuần trước, khi nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo Chapter 11, FTX cho biết họ có hơn 100.000 chủ nợ có yêu cầu bồi thường trong vụ việc.
Tuy nhiên, trong một hồ sơ cập nhật gần đây, các luật sư của công ty cho biết: "Trên thực tế, có thể có hơn 1 triệu chủ nợ trong vụ phá sản này". Sự sụp đổ của FTX gây ra tác động tiêu cực đến toàn bộ thị trường và ngành công nghiệp tiền điện tử nói chung.
Thông thường trong những trường hợp như vậy, con nợ được yêu cầu cung cấp danh sách tên và địa chỉ của 20 chủ nợ không có thế chấp hàng đầu, các luật sư cho biết.
Tuy nhiên, dựa trên quy mô các khoản nợ của mình, thay vào đó, tập đoàn FTX dự định sẽ đệ trình danh sách 50 chủ nợ lớn nhất chậm nhất là vào ngày 18/11 tới đây.
Trong khoảng 3 ngày qua, FTX đã liên hệ với “hàng chục” cơ quan quản lý ở Mỹ và nước ngoài, luật sư của công ty cho hay. Những cơ quan mà FTX liên hệ bao gồm Văn phòng Luật sư Mỹ, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) và Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai.
FTX không phải công ty tiền số duy nhất phá sản năm nay. Trước đó hai tên tuổi lớn là Celsius và Voyager Digital cũng đối mặt khoản nợ khổng lồ sau khi sụp đổ.
Với các trường hợp này, người tham gia nền tảng được xác định là "chủ nợ không có đảm bảo", có nghĩa người dùng chỉ được xem xét "đền bù" sau khi lợi ích của những quỹ đầu tư lớn được giải quyết.
Trước khi sụp đổ, FTX từng được định giá 32 tỷ USD và có hơn một triệu người dùng. Sự thất bại của công ty tác động tiêu cực đến toàn ngành khi nhiều người tìm cách bán tháo token và chuyển tiền khỏi sàn.
Bạn gái cũ nhà sáng lập sàn tiền điện tử khổng lồ FTX phải ngồi tù 2 năm, nộp phạt... 11 tỷ USD
Sam Bankman-Fried bị kết án 25 năm tù vì gian lận tiền điện tử