Cầu cứu chuyên gia: Cụ bà về hưu với hơn 127 tỷ đồng, lương hưu 381 triệu đồng/năm nhưng ‘không biết tiêu’ vào việc gì

31-05-2024 19:01|Bạch Linh

Cụ bà đã phải nhờ các chuyên gia tư vấn cách để “tiêu sao cho nhanh hết tiền” bởi mức chi tiêu hàng tháng của bà “không đạt yêu cầu”.

Khó khăn khi “tập tiêu tiền”

Đôi khi tiết kiệm cả đời đã quen khiến nhiều người cảm thấy khó khăn khi bắt đầu “tập cách tiêu tiền”. Và người phụ nữ (66 tuổi) đến từ Mỹ này cũng vậy. Bà là một chuyên gia làm trong ngành giáo dục mới nghỉ hưu và sở hữu một số tiền khá lớn trong tài khoản tiết kiệm hưu trí.

Cụ thể, bà có lương hưu giao động khoảng 15.000 USD/năm (khoảng 381 triệu đồng/năm); 3,5 triệu USD trong quỹ hưu trí cá nhân truyền thống (IRA); 270.000 USD trong một tài khoản ROTH IRA; 1,3 triệu USD trong một tài khoản môi giới; 150.000 USD trong tài khoản tiết kiệm và một số tài sản khác. Khoản tiết kiệm của bà đã lên tới hơn 5 triệu USD (hơn 127 tỷ đồng theo tỷ giá hiện tại). Bà cũng không có khoản nợ nào và tổng chi phí hàng năm chỉ khoảng 100.000 USD.

“Tôi được thông báo mình có thể sẽ gặp tình trạng không đáp ứng tiêu chí RMD ở tuổi 72. Bởi sau nhiều năm tiết kiệm, tôi không biết nên tăng chi tiêu làm sao để có thể đáp ứng quy định này”, bà chia sẻ.

RMD (Required Minimum Distribution) là số tiền phân phối tối thiểu bắt buộc mà người nghỉ hưu Mỹ phải rút mỗi năm từ tài khoản hưu trí.

Bởi theo luật, người Mỹ không thể giữ quỹ hưu trí trong tài khoản vô thời hạn. Nếu không rút đúng thời gian quy định (thường là người về hưu đang ở độ tuổi 73) với một số tiền nhất định, họ có khả năng sẽ bị phạt thuế đáng kể.

Tuy nhiên, sau khi rút, số tiền cụ bà có sẽ vượt xa mức chi tiêu cá nhân hàng năm và bà không biết nên dùng tiền vào việc gì khi đã 65 tuổi.

Cầu cứu chuyên gia: Cụ bà về hưu với hơn 127 tỷ đồng, lương hưu 381 triệu đồng/năm nhưng ‘không biết tiêu’ vào việc gì
Ảnh minh họa nhân vật

Giải quyết vấn đề

Về tình huống này của cụ bà, các chuyên gia cho rằng đây là một vấn đề khá dễ giải quyết. Họ khuyên bà nên bắt đầu quyên góp một số tiền nhất định và cống hiến cho xã hội. “Bạn có thể đóng góp khối tài sản đó theo nhiều cách khác nhau”, một chuyên gia cho hay.

Điển hình, cụ bà có thể “cho đi” khoản tiền của mình bằng cách chi trả tiền học phí cho các cháu ruột thịt hoặc của bạn bè thân thiết. Một cách khác là quyên góp từ thiện để giúp đỡ trẻ em và người già không nơi nương tựa.

Các chuyên gia của Market Watch cũng đưa ra một phương án tối ưu khác rằng bà có thể chuyển đổi khoản tiền phân phối tối thiểu bắt buộc RMD sang phân phối từ thiện đủ điều kiện (QCD). Đây là hình thức cho phép các nhà hảo tâm chuyển tiền trực tiếp từ IRA đến một tổ chức từ thiện nào đó. Theo một số thông tin, người đóng góp có thể quyên góp tới 100.000 USD/năm từ IRA và sẽ được tính vào khoản RMD theo quy định.

*Bài viết được lược dịch dựa trên chia sẻ của một cụ bà U70 giấu tên và trang Market Watch.

>> Kiếm hơn 150 triệu đồng/tháng nhờ thu nhập thụ động, chàng trai chia sẻ 2 ‘bí quyết vàng’ giúp làm giàu nhanh chóng

BYD tung mẫu ô tô chạy 2.000km mà không cần đổ xăng hay sạc điện, 'siêu' tiết kiệm nhiên liệu

Ác mộng tuổi xế chiều ở Mỹ: Lương hưu không đủ sống, người già vẫn phải làm việc cật lực “cho đến chết”

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/cau-cuu-chuyen-gia-cu-ba-ve-huu-voi-hon-127-ty-dong-luong-huu-381-trieu-dongnam-nhung-khong-biet-tieu-vao-viec-gi-236971.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Cầu cứu chuyên gia: Cụ bà về hưu với hơn 127 tỷ đồng, lương hưu 381 triệu đồng/năm nhưng ‘không biết tiêu’ vào việc gì
    POWERED BY ONECMS & INTECH