Phó Thủ tướng đưa ra các giải pháp hạn chế sở hữu chéo ngân hàng

08-06-2023 16:24|Hoàng Lâm

Theo Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, sở hữu chéo đối với ngân hàng thương mại, các TCTD là một định chế đặc biệt, vừa huy động vốn vừa cho vay, không phải sử dụng vốn của mình mà sử dụng vốn huy động, là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Tại buổi chất vấn sáng 8/6, Đại biểu Hà Sỹ Đồng - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị đề nghị Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho ý kiến về vấn đề tình trạng sở hữu chéo, thao túng lợi ích nhóm trong lĩnh vực ngân hàng vẫn rất đáng lo ngại, bất chấp ngành ngân hàng đã trải qua nhiều giai đoạn thực hiện tái cơ cấu.

Trả lời chất vấn của đại biểu Phó Thủ tướng khẳng định, sở hữu chéo, đối với ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng là một định chế đặc biệt, vừa huy động vốn vừa cho vay, không phải sử dụng vốn của mình mà sử dụng huy động, là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Do đó, việc kiểm soát, giám sát, quản lý theo tiêu chuẩn hết sức nghiêm ngặt, trong đó việc sở hữu chéo tác động đến những hành vi thao túng đến hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là các hoạt động tín dụng. Vấn đề này được Ngân hàng nhà nước (NHNN) đặc biệt quan tâm, chỉ đạo sát sao, tổ chức thanh tra, kiểm tra và hiện không còn trường hợp sở hữu chéo trong hồ sơ, sổ sách.

Tuy nhiên theo Phó thủ tướng hiện nay cũng còn có những khó khăn, bởi vì vốn điều lệ nếu được công khai thì xử lý được ngay, nhưng trong thực tế thì có thể là đứng tên hộ, có thể là nhờ người khác đứng tên. Do đó trong quá trình kiểm tra, đánh giá, nhận định và kết luận những vấn đề này đòi hỏi cũng phải có sự phối hợp của các ngành, các cấp, đặc biệt là các cơ quan bảo vệ pháp luật thì mới giải quyết được.

sở hữu chéo chất vấn qh
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái (Ảnh: Quốc hội)

Cái khó thứ hai là trong sở hữu chéo không chỉ sở hữu về vốn mà sở hữu về các hoạt động của ngân hàng như đầu tư, tín dụng, ví dụ như dành món tín dụng cho những nhóm lợi ích có sở hữu chéo ngầm thì cũng rất nguy hiểm, sẽ làm méo mó các hoạt động kinh tế, không công khai, minh bạch và sẽ làm ảnh hưởng tới môi trường chung.

Việc này Chính phủ cũng đã chỉ đạo và NHNN cũng thường xuyên thanh tra, để hạn chế đến mức tối đa đối với sở hữu chéo trong ngành ngân hàng, Phó thủ tướng thông tin.

Về giải pháp thời gian tới, Phó Thủ tướng cho biết thứ nhất là hoàn thiện về cơ chế, chính sách.

“Thảo luận sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng thì các đại biểu Quốc hội đã phát biểu việc này rất nhiều. Tôi đề nghị trong thời gian tới với trí tuệ của đại biểu Quốc hội, đóng góp vào dự án luật này làm sao chúng ta có một căn cứ pháp lý hết sức vững chắc để kiểm soát, quản lý và xử lý những trường hợp sở hữu chéo”, Phó thủ tướng bày tỏ.

Giải pháp thứ hai Phó thủ tướng cho biết phải tăng cường cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát. Cơ quan này phải hoạt động độc lập, phải đủ năng lực và cũng phải triển khai hoạt động thanh tra hết sức hiệu lực, hiệu quả, hết sức trọng tâm, trọng điểm.

“Đánh đúng, đánh trúng thì chúng ta xử lý được tình huống. Còn nếu chúng ta thiết kế một mô hình, tổ chức và cán bộ năng lực không đáp ứng yêu cầu thì cũng không thực hiện được”, ông Khái nói.

Tiếp theo, Phó thủ tướng cho rằng hệ thống kiểm toán nội bộ phải tự phát hiện ra cho vay lệch chuẩn thì phải xử lý kịp thời trong nội bộ của ngân hàng và Ngân hàng Nhà nước xem các cơ quan kiểm tra, kiểm soát nội bộ là một cánh tay nối dài của thanh tra NHNN để xử lý.

Một giải pháp nữa là cần phải công khai, minh bạch và nếu phát hiện là xử lý nghiêm, công khai, để các nhà đầu tư, kể cả trong và ngoài nước và Nhân dân có những thông tin để kiểm tra, giám sát.

Ngăn sở hữu chéo trong ngân hàng: Cần tăng chế tài xử phạt

Cân nhắc việc hạ giới hạn cấp tín dụng để hạn chế sở hữu chéo

Thống đốc NHNN: Luật Các TCTD (sửa đổi) nhằm chống sở hữu chéo, xử lý tình huống rút tiền hàng loạt

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/pho-thu-tuong-dua-ra-cac-giai-phap-han-che-so-huu-cheo-trong-ngan-hang-186869.html
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Phó Thủ tướng đưa ra các giải pháp hạn chế sở hữu chéo ngân hàng
POWERED BY ONECMS & INTECH