Khẩn trương nghiên cứu dự án đường sắt kết nối hai sân bay lớn nhất cả nước

15-04-2024 08:50|Quốc Chiến

Hiện nay, có 2 dự án đường sắt với tổng vốn đầu tư gần 100.000 tỷ đồng kết nối với sân bay lớn nhất Việt Nam đang được nghiên cứu.

Văn phòng Chính phủ đã ban hành Thông báo số 155/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban chỉ đạo tại Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.

Theo đó, Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải khẩn trương nghiên cứu tổng thể kết nối giao thông giữa sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Long Thành, bao gồm đầu tư đường sắt kết nối (trên cao hoặc đi ngầm).

Sân bay quốc tế Long Thành giai đoạn 1 với công suất 25 triệu khách/năm dự kiến sẽ hoàn thành năm 2025 và khai thác từ 2026. Khi hoàn thành tất cả các giai đoạn sẽ có công suất 100 triệu khách/năm, là sân bay lớn nhất của cả nước.

>> Trong quý II và III/2024, sân bay lớn nhất Việt Nam dự định mời bao nhiêu gói thầu?

Để kết nối sân bay Long Thành với TP. HCM, hiện có nhiều dự án giao thông được nghiên cứu đầu tư trong đó, có tuyến đường sắt nhẹ sân bay Long Thành - Thủ Thiêm.

san-bay
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương nghiên cứu tuyến đường sắt kết nối 2 sân bay lớn nhất cả nước

Theo đề xuất, dự án có điểm đầu tại ga Thủ Thiêm (Thủ Đức - TP. HCM), điểm cuối là sân bay Long Thành, chiều dài toàn tuyến khoảng 38km, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng trên 40.000 tỷ đồng.

Dự án đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - sân bay Long Thành được xác định là một trong những dự án động lực của kỳ trung hạn tiếp theo nhằm tăng cường các phương thức vận tải kết nối với sân bay Long Thành.

Theo nghiên cứu trước đó cần tính toán kết nối sân bay Tân Sơn Nhất với ga Thủ Thiêm. Từ đó, đường sắt sẽ hòa mạng liên thông với sân bay Long Thành qua tuyến đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành.

Ngoài đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành, một tuyến đường sắt khác là Biên Hòa - Vũng Tàu cũng đang được nghiên cứu để kết nối với sân bay lớn nhất cả nước.

Cụ thể, tuyến đường sắt này có chiều dài khoảng 84km, có điểm đầu từ ga Trảng Bom (Đồng Nai), điểm cuối tại cảng quốc tế Cái Mép - Thị Vải (Bà Rịa- Vũng Tàu), tổng mức đầu tư dự kiến hơn 50.000 tỷ đồng.

Cảng hàng không quốc tế Long Thành hiện đang trong quá trình xây dựng tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, cách TP. HCM khoảng 40km về hướng Đông. Với công suất lên đến 100 triệu hành khách/năm khi hoàn thành tất cả 3 giai đoạn, đây sẽ là sân bay lớn nhất Việt Nam trong tương lai.

Đứng ngay sau sân bay Long Thành là sân bay Tân Sơn Nhất tọa lạc tại nội đô TP. HCM với tổng diện tích 1.500ha và công suất phục vụ lên đến hơn 30 triệu lượt khách mỗi năm.

>> Sẽ 'rót' hơn 420.000 tỷ đồng đầu tư các cảng hàng không trong giai đoạn 2021-2030

Sân bay quốc tế thứ 2 ở Hà Nội xây dựng năm 2040, giá đất khu vực lập tức tăng 'nóng'

Doanh nghiệp góp 160 tỷ/năm vào ngân sách tỉnh có sân bay rộng nhất Việt Nam 'thoi thóp' trước vướng mắc của loạt dự án​

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/khan-truong-nghien-cuu-du-an-duong-sat-ket-noi-hai-san-bay-lon-nhat-ca-nuoc-d120430.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Khẩn trương nghiên cứu dự án đường sắt kết nối hai sân bay lớn nhất cả nước
    POWERED BY ONECMS & INTECH